1. Công ty là gì?
2. Phân biệt công ty và doanh nghiệp
Tiêu chí | Doanh nghiệp | Công ty |
Khái niệm pháp lý | Là tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản riêng, được đăng ký thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh (theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp). | Là một loại hình doanh nghiệp cụ thể, bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. |
Phạm vi khái niệm | Bao gồm nhiều loại hình: công ty, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh (trong thực tiễn). | Là tập hợp con trong khái niệm doanh nghiệp – không bao gồm doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. |
Tư cách pháp nhân | Không phải tất cả đều có tư cách pháp nhân (ví dụ: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân không có pháp nhân). | Luôn có tư cách pháp nhân từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |
Trách nhiệm tài sản | Có thể hữu hạn hoặc vô hạn tùy loại hình (DNTN chịu trách nhiệm vô hạn). | Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty. |
Cơ cấu tổ chức | Tùy loại hình, có thể đơn giản (như hộ kinh doanh) hoặc phức tạp (như công ty cổ phần). | Có cấu trúc rõ ràng, bắt buộc có người đại diện pháp luật, có thể có hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị. |
Khả năng mở rộng quy mô | Giới hạn ở một số mô hình, đặc biệt DNTN hoặc hộ kinh doanh khó huy động vốn và mở rộng mạng lưới. | Có thể dễ dàng mở rộng thông qua huy động vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu (đối với công ty cổ phần). |
Huy động vốn | Giới hạn – không được phát hành chứng khoán, cổ phiếu (trừ công ty). | Có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tăng vốn điều lệ linh hoạt theo quy định pháp luật. |
Khả năng chuyển nhượng | Hạn chế – không có vốn góp để chuyển nhượng trong hộ kinh doanh và DNTN. | Có thể chuyển nhượng phần vốn góp (TNHH) hoặc cổ phần (cổ phần) theo quy định pháp luật. |
Chế độ kế toán và kiểm toán | Chỉ một số loại hình bắt buộc áp dụng đầy đủ (ví dụ DNTN có thể áp dụng kế toán đơn giản). | Phải tuân thủ chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định (đặc biệt với công ty cổ phần, công ty niêm yết). |
Khả năng tồn tại độc lập pháp lý | Có thể phụ thuộc cá nhân (ví dụ: hộ kinh doanh chấm dứt khi chủ mất). | Có tư cách pháp nhân, tách bạch với chủ sở hữu, vẫn có thể tiếp tục hoạt động khi thành viên thay đổi. |
Mức độ uy tín khi giao dịch | Thường bị hạn chế trong hợp đồng lớn, đấu thầu, xuất nhập khẩu… do không có pháp nhân. | Được đánh giá cao hơn trong giao dịch, dễ dàng hợp tác và ký kết hợp đồng thương mại, dự án lớn |
3. Quy định để thành lập công ty
3.1. Điều kiện về tên công ty
- Tên công ty phải bao gồm loại hình doanh nghiệp (TNHH, cổ phần...) và tên riêng.
- Không được trùng tên công ty hoặc tên công ty gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trên toàn quốc.
- Không sử dụng từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục, trái đạo đức xã hội.
- Tên phải được tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi đăng ký.
3.2. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định
- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản cam kết góp vào công ty tại thời điểm đăng ký.
- Không có mức vốn điều lệ tối thiểu bắt buộc, trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản...
- Không bắt buộc chứng minh vốn điều lệ khi đăng ký, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có yêu cầu.
3.3. Điều kiện về chủ thể thành lập công ty
- Chủ doanh nghiệp có thể là cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý công ty, trừ các đối tượng bị cấm theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp như:
- Người chưa đủ 18 tuổi, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội;
- Người đang thi hành án hoặc bị cấm hành nghề kinh doanh;
- Pháp nhân thương mại đang bị cấm hoạt động.
3.4. Điều kiện lựa chọn loại hình doanh nghiệp
- Công ty TNHH một thành viên: Do một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn.
- Công ty cổ phần: Tối thiểu 3 cổ đông, không giới hạn số lượng, có thể phát hành cổ phiếu.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ, không có tư cách pháp nhân.
3.5. Điều kiện về trụ sở công ty
- Trụ sở chính phải đặt tại lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể và hợp pháp.
- Không được đặt tại căn hộ chung cư dùng để ở (theo Luật Nhà ở 2023).
- Đây là địa điểm nhận thư từ, thông báo và là cơ sở quản lý thuế trực tiếp.
3.6. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
- Công ty được tự do đăng ký ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật cấm.
- Đối với ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định hoặc giấy phép con. Ví dụ: kinh doanh bất động sản, vận tải, dịch vụ bảo vệ...
4. Thủ tục thành lập công ty như thế nào

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập
- Bản sao công chứng CCCD/CMND của cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức
- Giấy ủy quyền: nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký qua mạng
- Tại TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ tiếp nhận hồ sơ online, không tiếp nhận hồ sơ bản giấy trực tiếp tại trụ sở. Doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện toàn bộ quy trình nộp hồ sơ, bổ sung và nhận kết quả thông qua hình thức trực tuyến.
- Doanh nghiệp có thể tự nộp hồ sơ online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, hệ thống sẽ gửi thông báo yêu cầu bổ sung. Tuy nhiên, trong thực tế, thông báo này thường là để yêu cầu người đại diện theo pháp luật trình diện trực tiếp để xác minh danh tính. Thông tin trình diện tại TP.HCM:
- Địa điểm: Quầy số 1, tầng trệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM – số 90G Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
- Thời gian làm việc: Từ 15 giờ đến 16 giờ các ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
- Người trình diện cần mang theo: CMND/CCCD bản gốc để đối chiếu thông tin cá nhân
- Lưu ý khi bổ sung hồ sơ sau khi trình diện:
- Nếu cần chỉnh sửa file đã nộp, doanh nghiệp phải xóa file cũ khỏi hệ thống và đính kèm file mới chính xác
- Các tài liệu không cần chỉnh sửa thì giữ nguyên như đã nộp ban đầu
- Việc trình diện là bắt buộc nhằm xác minh tính hợp pháp và ngăn chặn tình trạng mạo danh, sử dụng giấy tờ giả để thành lập doanh nghiệp
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
5. Ưu và nhược điểm giữa công ty và doanh nghiệp
5.1 Ưu và nhược điểm của Công ty
5.1.1 Ưu điểm của công ty
- Có tư cách pháp nhân, giúp tách biệt tài sản cá nhân và tài sản công ty
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp
- Dễ mở rộng quy mô kinh doanh, có thể gọi vốn từ nhiều nguồn
- Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn
- Uy tín cao trong giao dịch với ngân hàng, đối tác và cơ quan nhà nước
- Dễ dàng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần theo quy định pháp luật
5.1.2 Nhược điểm của công ty
- Thủ tục thành lập phức tạp hơn, cần chuẩn bị điều lệ, hồ sơ nhân sự, kê khai thuế ban đầu
- Phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, báo cáo tài chính định kỳ
- Chi phí vận hành và tuân thủ pháp lý cao hơn so với hộ kinh doanh
- Phải trình diện cá nhân tại Sở Kế hoạch và Đầu tư khi thành lập (đặc biệt tại TP.HCM)
5.3 Ưu và nhược điểm của Doanh nghiệp
5.2.1 Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh
- Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh gọn, ít chi phí ban đầu
- Quản lý linh hoạt, không bắt buộc tổ chức bộ máy phức tạp
- Chế độ kế toán và khai thuế đơn giản hơn, có thể nộp thuế khoán
- Phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ, hộ gia đình hoặc cá nhân khởi nghiệp
5.2.2 Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh
- Không có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân
- Hạn chế trong việc huy động vốn, không được phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu
- Uy tín thấp hơn trong giao dịch với đối tác lớn, ngân hàng, cơ quan nhà nước
- Khó mở rộng quy mô, không phù hợp với định hướng phát triển dài hạn
Tiêu chí | Doanh nghiệp (bao gồm cả hộ kinh doanh, DNTN) | Công ty (TNHH, cổ phần...) |
Ưu điểm | - Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng - Chi phí vận hành thấp - Quản lý trực tiếp, linh hoạt - Phù hợp với quy mô nhỏ, hộ kinh doanh cá thể | - Có tư cách pháp nhân, tách bạch trách nhiệm pháp lý - Dễ mở rộng quy mô, gọi vốn - Uy tín cao hơn trong hợp tác, ký kết hợp đồng lớn |
Nhược điểm | - Không có tư cách pháp nhân (với hộ KD, DNTN) - Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn - Bị hạn chế khi giao dịch với ngân hàng, đối tác lớn | - Thủ tục thành lập và vận hành phức tạp hơn - Phải tuân thủ chế độ kế toán, báo cáo tài chính - Tốn thời gian quản lý và tuân thủ pháp lý |
6. Các loại hình công ty thông dụng

6.1 Công ty TNHH một thành viên (TNHH MTV)
- Do một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.
- Không được huy động vốn từ nhiều người.
6.2 Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn.
- Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn theo phần vốn góp.
- Có thể chuyển nhượng phần vốn nhưng phải tuân thủ điều kiện pháp luật.
6.3 Công ty cổ phần (CTCP)
- Có từ 3 cổ đông trở lên, không giới hạn tối đa.
- Vốn điều lệ được chia thành cổ phần, có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, được tự do chuyển nhượng cổ phần.
6.4 Công ty hợp danh
- Có ít nhất 2 thành viên hợp danh cùng chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản.
- Có thể có thêm thành viên góp vốn, nhưng không tham gia điều hành.
- Được đánh giá cao về sự tin cậy trong một số ngành nghề chuyên môn cao.