Quy định về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh công ty mới nhất
Khám phá hệ thống mã ngành nghề đăng ký kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Cách tra cứu mã ngành, lưu ý về ngành bị cấm, ngành có điều kiện và quy trình cập nhật giấy phép kinh doanh.
Thanhlapcongtygiare - 07/04/2025
NỘI DUNG
Giới thiệu
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc lựa chọn đúng mã ngành nghề đăng ký kinh doanh là yêu cầu bắt buộc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm mã ngành, phân loại ngành có điều kiện, ngành cấm, thủ tục đăng ký và cách tra cứu ngành nghề nhanh chóng, chính xác.
1. Ngành nghề kinh doanh công ty là gì?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực mà doanh nghiệp lựa chọn để hoạt động nhằm tạo ra thu nhập. Khi thành lập công ty, bạn bắt buộc phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động dự định.
Ngành nghề kinh doanh được chia thành hai loại chính:
Ngành nghề không có điều kiện: Là những ngành mà doanh nghiệp được tự do kinh doanh, không cần xin thêm giấy phép hay đáp ứng điều kiện đặc biệt nào.
Ví dụ: Mua bán hàng hóa, sản xuất đồ gia dụng, dịch vụ thiết kế,...
Ngành nghề có điều kiện: Là những ngành doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, như có giấy phép con, chứng chỉ hành nghề, hoặc đủ vốn pháp định.
Ví dụ: Kinh doanh bất động sản, dịch vụ bảo vệ, vận tải, xuất khẩu gạo,...
2. Quy định về hệ thống ngành nghề kinh tế tại Việt Nam
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dun
Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:
Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.
Như vậy, hệ thống ngành nghề được chia làm 5 cấp:
Cấp 1: Gồm 21 ngành chính, được ký hiệu bằng chữ cái từ A đến U
Cấp 2: Gồm 88 ngành, mã hóa bằng hai chữ số
Cấp 3: Gồm 242 ngành, mã hóa bằng ba chữ số
Cấp 4: Gồm 486 ngành, mã hóa bằng bốn chữ số
Cấp 5: Gồm 734 ngành, mã hóa bằng năm chữ số
Mỗi ngành đều có phần mô tả rõ ràng, gồm:
Bao gồm: Những hoạt động cụ thể được xác định thuộc ngành nghề đó
Loại trừ: Những hoạt động không thuộc ngành đó nhưng có thể liên quan đến ngành khác trong hệ thống
3. Quy định về ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần xác định rõ doanh nghiệp mình thuộc loại hình ngành nghề nào dưới đây:
3.1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo Điều 7 Luật Đầu tư 2020, quy định về khái niệm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cụ thể như sau:
Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Theo đó, để được kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp được quy định phải có một trong các điều kiện sau:
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh không có điều kiện:
Tự do kinh doanh: Cá nhân, tổ chức có thể tự do lựa chọn và hoạt động trong các ngành nghề này mà không bị hạn chế bởi các thủ tục hành chính phức tạp.
Không yêu cầu giấy phép: Không cần phải xin giấy phép kinh doanh hoặc các loại giấy phép con khác để hoạt động.
Không yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Không cần phải có chứng chỉ hành nghề hoặc các loại chứng chỉ chuyên môn khác.
Ít bị kiểm soát: Ít bị kiểm soát bởi các cơ quan quản lý nhà nước so với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Một số ví dụ về ngành nghề kinh doanh không có điều kiện:
Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng thông thường (quần áo, giày dép, đồ gia dụng, v.v.).
Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ (quán ăn vặt, quán cà phê nhỏ, v.v.).
Kinh doanh dịch vụ sửa chữa nhỏ lẻ (sửa chữa điện thoại, sửa chữa xe máy, v.v.).
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Việc đăng ký những ngành nghề trên sẽ bị từ chối hoặc xử lý vi phạm hành chính nếu cố tình hoạt động trái phép. Tuy nhiên, theo khoản 2 một số hoạt động liên quan đến các ngành bị cấm có thể được thực hiện nếu phục vụ mục đích:
Phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học
Sản xuất dược phẩm, y tế
Điều tra tội phạm
Bảo vệ quốc phòng, an ninh
Ví dụ:
Các cơ quan pháp y, công an có quyền sử dụng chất ma túy trong điều tra tội phạm.
Các phòng thí nghiệm khoa học có thể nghiên cứu hóa chất độc hại với điều kiện được cấp phép.
4. Hướng dẫn thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh
Khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực hoạt động, cần thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Quy trình này áp dụng cho cả bổ sung ngành nghề mới hoặc loại bỏ ngành nghề không còn hoạt động.
4.1. Các trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh
Bổ sung ngành nghề kinh doanh: Khi doanh nghiệp muốn mở rộng sang lĩnh vực mới chưa có trong giấy phép kinh doanh.
Loại bỏ ngành nghề kinh doanh: Khi doanh nghiệp không còn hoạt động trong một ngành nghề nhất định và muốn cập nhật lại thông tin.
Chỉnh sửa mô tả ngành nghề: Khi có sự thay đổi về mô tả chi tiết ngành nghề theo quy định pháp luật mới.
4.2. Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
4.2.1. Trường hợp bổ sung ngành nghề hoặc bỏ ngành nghề kinh doanh
Hồ sơ gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu Phụ lục II-1, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
Quyết định của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần).
Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục).
4.2.2. Trường hợp thay đổi ngành nghề có điều kiện
Ngoài các giấy tờ trên, doanh nghiệp cần bổ sung:
Giấy phép con hoặc chứng chỉ hành nghề (nếu ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Chứng minh vốn pháp định (nếu ngành nghề yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định).
Giao diện đăng nhập tài khoản đăng ký kinh doanh - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Bước 2: Chọn Phương thức nộp hồ sơ
Tùy từng trường hợp cụ thể, người nộp hồ sơ chọn một trong các phương thức sau:
Sử dụng chữ ký số công cộng
Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
Phương thức nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
Nếu doanh nghiệp chọn:
Cách 1: Thay đổi ngành nghề trên GPKD bằng chữ ký số công cộng
Doanh nghiệp cần cắm chữ ký số vào máy và kết nối với tài khoản rồi chọn tiếp theo.
Kết nối chữ ký số với tài khoản đăng ký doanh nghiệp - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Lúc này bạn cần chọn chữ ký số đã kết nối, kiểm tra lại thông tin chữ ký số và chọn tiếp tục thực hiện đăng ký doanh nghiệp
Liên kết chữ ký số - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Cách 2: Thay đổi ngành nghề trên GPKD bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp bấm chọn Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh rồi bấm Tiếp tục.
Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Bước 3: Đăng ký thay đổi doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc
Chọn loại đăng ký trực tuyến - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Sau đó nhập mã số doanh nghiệp/mã số nội bộ trong Hệ thống để tìm kiếm doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc, để hiện thông tin doanh nghiệp rồi bấm Tiếp theo.
Giao diện tìm kiếm doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Lưu ý:
Chỉ cần nhập mã số doanh nghiệp hoặc mã số nội bộ trong Hệ thống để tìm kiếm (không cần nhập cả 2 loại mã số).
Nhập thông tin về Người đại diện pháp luật/ Người đứng đầu đơn vị trực thuộc chọn Tiết theo để tiếp tục đăng ký.
Nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền, chọn người ủy quyền rồi bấm tiếp theo để tiếp tục.
Chọn người nộp hồ sơ là người ủy quyền - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Bước 4: Chọn loại đăng ký thay đổi
Chọn Thông báo thay đổi nhấn nút Tiếp theo để tiếp tục đăng ký hoặc Trở về để quay lại màn hình trước.
Màn hình chọn loại đăng ký thay đổi - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Bước 5: Nhập thông tin cần thay đổi
Nhập các thông tin từ hồ sơ thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh vào các khối thông tin tương ứng trong các khối dữ liệu trên màn hình
Màn hình các khối dữ liệu - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Bạn tích chọn vào khối ngành nghề kinh doanh để thay đổi thông tin đăng ký ngành nghề.
Màn hình thông tin Ngành nghề kinh doanh - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Nhấn nút Xóa để xóa ngành nghề kinh doanh khỏi danh sách. (Ngành nghề kinh doanh do doanh nghiệp kê khai bị thay đổi theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg)
Lưu ý:
Màu đỏ: Ngành nghề kinh doanh đã bị xóa hoặc đổi sang mã mới;
Màu xanh: Ngành nghề kinh doanh giữ nguyên mã nhưng nội dung thay đổi.
Nếu danh sách ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp có các ngành, nghề kinh doanh thuộc các nhóm trên (màu đỏ, màu xanh), doanh nghiệp cần tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg để cập nhật đúng mã ngành, nghề kinh doanh theo Quyết định này.
Nhập mã ngành nghề kinh doanh trong ô Mã số ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, và nhấn chọn để thêm ngành nghề kinh doanh mới.
Chỉ nhập và ấn Lưu đối với những thông tin sửa đổi, bổ sung (tương ứng với Giấy đề nghị)
Không ấn Lưu tại những khối thông tin không sửa đổi, bổ sung.
Bước 6: Chỉ định người ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Người nộp hồ sơ thực hiện gán tên người ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Người ký phải sử dụng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh để ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
Người nộp hồ sơ chọn khối thông tin Người ký và nhập mail để tìm kiếm thông tin người ký xác thực hồ sơ
Màn hình chọn chức danh của người ký - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Trong trường Tìm kiếm email: Nhập email của người ký hồ sơ và nhấn nút Tìm kiếm => Hệ thống tự động điền thông tin về Họ tên của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ. Thông tin về họ tên và email của người ký hồ sơ không chỉnh sửa được tại khối Người ký, nếu cần chỉnh sửa các thông tin này, người ký cần đăng nhập tài khoản và sửa đổi thông tin tại mục Quản lý thông tin cá nhân.
Để tìm kiếm được thông tin về người ký hồ sơ theo địa chỉ email, địa chỉ email cần phải:
Đã được đăng ký tại bước đăng ký tài khoản thông thường
Tài khoản thông thường phải ở trạng thái đang hoạt động và đã được kết nối với chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh (tương ứng với phương thức nộp hồ sơ của bộ hồ sơ đang chuẩn bị).
Người nộp hồ sơ nhập thông tin về Chức danh của người ký hồ sơ tại trường thông tin Chức danh.
Người nộp hồ sơ nhấn nút Chọn để yêu cầu người ký thực hiện ký xác thực hồ sơ. Thông tin về người ký hồ sơ được cập nhật vào danh sách: Danh sách người ký/xác nhận
Hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo đến địa chỉ email đã đăng ký của người ký.
Lưu ý: Tại bước này, nếu người nộp hồ sơ muốn xóa tên một người ký khỏi danh sách các cá nhân cần ký xác thực hồ sơ, chọn nút Xóa tương ứng với tên người ký đó trong danh sách, xác nhận lại việc xóa tên người ký => Tên cá nhân này sẽ được xóa khỏi danh sách.
Màn hình danh sách người ký/xác thực - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Nếu tại Bước 1, người nộp hồ sơ chọn phương thức nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng => tất cả các cá nhân ký số lên hồ sơ đều phải ký hồ sơ bằng chữ ký số công cộng (Hệ thống không cho phép cá nhân có Tài khoản đăng ký kinh doanh ký xác thực hồ sơ này).
Nếu tại Bước 1, người nộp hồ sơ chọn phương thức nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh => tất cả các cá nhân ký số lên hồ sơ đều phải ký hồ sơ bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh (Hệ thống không cho phép cá nhân có chữ ký số công cộng ký xác thực hồ sơ này).
Bước 7: Kiểm tra thông tin hồ sơ
Màn hình kiểm tra thông tin hồ sơ thay đổi mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Nhấn nút Kiểm tra thông tin để kiểm tra xem các thông tin cần nhập đã đầy đủ và đúng theo yêu cầu
Hệ thống sẽ hiển thị các cảnh báo lỗi nếu thông tin đã nhập chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác
Trong trường hợp có cảnh báo lỗi: Tích vào dòng cảnh báo lỗi => Hệ thống sẽ tự động chuyển đến màn hình có trường thông tin bị lỗi
Bước 8: Tải tài liệu đính kèm
Khi nộp hồ sơ đăng ký điện tử, người dùng cần tải lên đầy đủ các giấy tờ theo quy định về thành phần hồ sơ (giống như hồ sơ bản giấy).
Yêu cầu đối với tài liệu đính kèm là văn bản điện tử:
Được tạo trực tuyến hoặc được quét (scan) từ văn bản giấy
Có định dạng “.doc”, “.docx” hoặc “.pdf”
Thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy (đã được ký tên theo quy định)
Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy
Có dung lượng không quá 15Mb
Màn hình thêm/Sửa tài liệu đính kèm - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Nhấn chọn vào tài liệu đính kèm và tiến hành tải các tài liệu theo các mục tương ứng.
Sau khi tải lên tài liệu đính kèm, người sử dụng nhấn vào mục Loại tài liệu đính kèm và lựa chọn trong các loại tài liệu có sẵn.
Hệ thống chấp nhận cả 2 loại tài liệu đính kèm:
Tài liệu đính kèm thông thường được scan (có đủ chữ ký theo yêu cầu).
Tài liệu đính kèm có đầy đủ chữ ký số theo quy định dưới dạng bản điện tử.
Bước 9: Chuẩn bị và ký xác thực hồ sơ
Sau khi điền đầy đủ thông tin của hồ sơ, nhấn nút Chuẩn bị; nếu hồ sơ vẫn còn thiếu thông tin theo quy định, Hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo đỏ. Người nộp hồ sơ phải chỉnh sửa và chuẩn bị lại hồ sơ.
Hệ thống tự động chọn Phòng Đăng ký kinh doanh để xử lý hồ sơ căn cứ vào tỉnh/thành phố của địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp. Tên phòng ĐKKD tiếp nhận hồ sơ sẽ được hiển thị ở ô bên cạnh
Nếu hồ sơ đã đầy đủ thông tin theo quy định, và nhấn nút Xác nhận để hoàn thành bước chuẩn bị hồ sơ.
Màn hình thông tin xác nhận - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Việc chỉ định người ký số/xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại bước kê khai thông tin trong bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, như hướng dẫn tại phần trên.
Để tiến hành ký số/Xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ mở hồ sơ cần ký, nhấn nút Ký số/ Xác thực bằng tài khoản ĐKKD để tiến hành ký số/xác thực.
Màn hình ký xác thực hồ sơ - Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Sau khi chọn ký xác thực, bạn cần xác nhận để hoàn tất bước nộp hồ sơ
Màn hình thông tin xác nộp hồ sơ thay đổi mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Khi hồ sơ đã được nộp thành công, hệ thống hiển thị bản in Giấy biên nhận trong tài khoản của người nộp hồ sơ.
Tại mục Danh sách các thông báo từ cơ quan đăng ký kinh doanh, người sử dụng Nhấn nút In để xem và tải bản in Giấy biên nhận.
Bước 4: Nhận kết quả thay đổi ngành nghề kinh doanh
Thời gian xử lý hồ sơ: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Nếu hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp cần sửa đổi theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 5: Công bố thông tin thay đổi ngành nghề kinh doanh
Sau khi thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp phải công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5.3. Tra cứu theo danh sách ngành nghề kinh doanh tại Thành lập công ty giá rẻ
Nếu bạn gặp khó khăn khi tra cứu thủ công mã ngành kinh doanh, bạn có thể liên hệ Thành lập công ty giá rẻ để được hỗ trợ nhanh chóng. Chúng tôi có thể sử dụng danh sách ngành nghề kinh doanh mới nhất, giúp bạn chọn đúng mã ngành, tránh sai sót và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Việc lựa chọn mã ngành nghề đăng ký kinh doanh đúng ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tránh các rủi ro pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh sau này. Nếu bạn chưa rõ nên đăng ký ngành nghề nào, cách tra cứu hoặc cần hỗ trợ cập nhật hồ sơ, hãy liên hệ thành lập công ty gái rẻ ngay để được hỗ trợ nhé.