Giới thiệu
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân bắt buộc phải có trong mỗi doanh nghiệp, giữ vai trò chính trong việc ký kết hợp đồng, làm việc với cơ quan nhà nước và chịu trách nhiệm pháp lý cho hoạt động của công ty. Hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ và quy định liên quan đến người đại diện sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật, minh bạch và hiệu quả.
Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được tất cả thông tin cần biết: từ khái niệm, vai trò, số lượng được phép, quyền ủy quyền, đến mẫu giấy ủy quyền và quy trình thay đổi người đại diện theo pháp luật.
1. Người đại diện theo pháp luật là gì?
Theo
Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020, người đại diện pháp luật là cá nhân được doanh nghiệp ủy quyền để thay mặt doanh nghiệp ký kết hợp đồng, điều hành và quản lý các hoạt động pháp lý. Người đại diện pháp luật có thể là giám đốc, tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị, tùy thuộc vào quy định trong Điều lệ công ty.
Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trong mọi văn bản pháp lý, giấy tờ và giao dịch quan trọng, người đại diện theo pháp luật là người đứng tên và ký thay mặt công ty, đảm bảo tính hợp pháp và ràng buộc pháp lý cho doanh nghiệp.
2. Tại sao công ty cần người đại diện theo pháp luật
Tại sao công ty cần người đại diện pháp luật?
Mỗi công ty cần có ít nhất một người đại diện theo pháp luật để:
2.1. Đại diện cho công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước
Người đại diện theo pháp luật là người thay mặt công ty thực hiện các nghĩa vụ pháp lý như đăng ký kinh doanh, kê khai và nộp thuế, ký các văn bản pháp lý, và tham gia vào các thủ tục hành chính.
2.2. Ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch
Trong các hoạt động kinh doanh, người đại diện theo pháp luật là người có thẩm quyền ký hợp đồng, biên bản ghi nhớ, các giấy tờ giao dịch quan trọng với đối tác trong nước và quốc tế. Việc này đảm bảo các giao dịch có giá trị pháp lý và được công nhận.
2.3. Điều hành và quản lý doanh nghiệp
Tùy theo mô hình và điều lệ công ty, người đại diện theo pháp luật có thể đồng thời là giám đốc hoặc chủ tịch, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc điều hành doanh nghiệp, đưa ra các quyết định chiến lược và tổ chức bộ máy vận hành.
2.4. Xử lý tranh chấp, kiện tụng
Trong trường hợp công ty có tranh chấp pháp lý, người đại diện theo pháp luật là người có quyền đứng ra đại diện trước tòa án hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
2.5. Bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm
Việc xác định rõ ai là người đại diện theo pháp luật giúp các bên liên quan, như khách hàng, đối tác, cơ quan chức năng, xác định rõ trách nhiệm pháp lý trong mọi hoạt động của công ty.
Việc chỉ định rõ người đại diện theo pháp luật giúp doanh nghiệp minh bạch trong cơ cấu tổ chức, tránh rủi ro pháp lý và tạo dựng uy tín với đối tác.
3. Người đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ gì? Số lượng bao nhiêu?
3.1. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
3.1.1. Quyền của người đại diện theo pháp luật
Quyền của người đại diện pháp luật
- Thực hiện các giao dịch nhân danh doanh nghiệp.
- Ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, văn bản pháp lý.
- Đại diện công ty giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trọng tài.
- Điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (nếu đồng thời giữ vị trí Giám đốc/Tổng giám đốc).
3.1.2. Nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người đại diện pháp luật,
Điều 13. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Nghĩa vụ của người đại diện pháp luật
Như vậy, người đại diện theo pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện trung thực và cẩn trọng: Hành động vì lợi ích hợp pháp tối đa của doanh nghiệp, không làm tổn hại đến tài sản và uy tín của công ty.
- Trung thành với lợi ích doanh nghiệp: Không được lạm dụng địa vị, chức vụ, hoặc sử dụng thông tin, bí mật kinh doanh, cơ hội kinh doanh và tài sản của công ty cho mục đích cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân khác.
- Minh bạch trong thông tin liên quan: Phải kịp thời thông báo đầy đủ và chính xác cho công ty nếu bản thân hoặc người có liên quan đang sở hữu, góp vốn hoặc giữ vai trò quản lý tại doanh nghiệp khác.
Lưu ý: Nếu vi phạm các nghĩa vụ trên, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm cá nhân và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3.2. Số lượng về người đại diện theo pháp luật
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ khi thuộc các trường hợp bị cấm (như cán bộ công chức, người chưa đủ 18 tuổi, người bị kết án...). Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp mà một cá nhân được thành lập phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
3.2.1. Doanh nghiệp tư nhân
- Chỉ được thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân.
- Không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Không được góp vốn vào các loại hình công ty khác.
- Theo Điều 188, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
3.2.2. Công ty hợp danh
- Thành viên hợp danh chỉ được tham gia 1 công ty hợp danh, trừ khi được các thành viên hợp danh khác đồng ý.
- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Theo Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
3.2.3. Hộ kinh doanh
- Chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh.
- Không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ khi được các thành viên hợp danh đồng ý).
- Theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
3.2.4. Công ty TNHH và công ty cổ phần
- Không giới hạn số lượng công ty mà cá nhân có thể thành lập hoặc góp vốn.
- Cá nhân có thể đứng tên nhiều công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, một cá nhân chỉ được đứng tên 1 doanh nghiệp tư nhân hoặc 1 hộ kinh doanh hoặc 1 công ty hợp danh. Nhưng có thể đứng tên nhiều công ty TNHH hoặc công ty cổ phần mà không bị giới hạn.
4. Người đại diện theo pháp luật có quyền uỷ quyền cho ai? Những nội dung gì?
4.1. Ai có thể được ủy quyền?
- Người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác, trong hoặc ngoài công ty.
- Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu hoặc cổ đông là tổ chức, thì tổ chức này phải cử một cá nhân làm người đại diện theo ủy quyền bằng văn bản để thay mặt mình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong công ty theo Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020.
Điều 14. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
- Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
4.2. Nội dung được phép ủy quyền
Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4.3. Hình thức và yêu cầu của văn bản ủy quyền
Lưu ý:
- Dù đã ủy quyền, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của người được ủy quyền trong phạm vi ủy quyền.
- Vì vậy, để tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp nên soạn thảo văn bản ủy quyền một cách rõ ràng, minh bạch, và nên tham khảo ý kiến luật sư khi cần thiết.
5. Các mẫu uỷ quyền thông dụng của người đại diện theo pháp luật
Dưới đây là một số mẫu phổ biến:
- Mẫu giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng
- Mẫu giấy ủy quyền làm việc với cơ quan thuế
- Mẫu giấy ủy quyền ký kết hợp đồng thương mại
- Mẫu giấy ủy quyền đại diện tại phiên tòa hoặc trọng tài
Các mẫu giấy ủy quyền cần ghi rõ thông tin các bên, nội dung ủy quyền, thời gian hiệu lực và chữ ký xác nhận.
6. Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật của Thành lập công ty giá rẻ
Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật là một thủ tục quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ chính xác và thực hiện đúng quy trình pháp lý. Nếu thực hiện sai hoặc thiếu sót, công ty có thể bị từ chối hồ sơ, kéo dài thời gian xử lý hoặc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Để giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo quy trình diễn ra nhanh gọn, Thành lập doanh nghiệp giá rẻ cung cấp dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật trọn gói, giá rẻ, với cam kết minh bạch – nhanh chóng – đúng pháp luật.
6.1. Bảng giá dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật
Hạng mục | Gói cước | Thời gian |
Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện pháp luật công ty tại Sở KH&ĐT | 900,000 VNĐ | 1 ngày |
Ra giấy phép kinh doanh và đăng bố cáo thành lập trên cổng thông tin Quốc gia và nộp lệ phí | 100,000 VNĐ | 3-5 ngày |
Tổng cộng | 1,000,000 | 3-5 ngày |
Bảng giá dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật
6.2. Quy trình thay đổi người đại diện theo pháp luật tại Thành lập doanh nghiệp giá rẻ
Quy trình thay đổi người đại diện theo pháp luật tại thành lập doanh nghiệp giá rẻ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật
Sau khi chuẩn bị xong, chuyên viên của Thành lập công ty giá rẻ sẽ đến tận nơi để hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng ký hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 hình thức:
Nộp online:
- Scan toàn bộ hồ sơ thành file PDF.
- Nộp qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cổng Dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đăng ký.
- Nhận kết quả qua email và làm theo hướng dẫn để nhận giấy phép mới.
Nộp trực tiếp:
- Doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền đến Bộ phận Một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ giấy.
- Nhận giấy hẹn trả kết quả.
Sau khi nộp hồ sơ, Thành lập công ty giá rẻ sẽ đóng phí, lệ phí đầy đủ và gửi biên nhận hồ sơ cho khách hàng để theo dõi tiến độ.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới
- Thời gian xử lý hồ sơ: Khoảng 3 – 5 ngày làm việc.
Kết quả:
- Hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, ghi nhận thông tin người đại diện mới, đồng thời cập nhật trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
- Hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo yêu cầu bổ sung, doanh nghiệp cần sửa đổi và nộp lại trong vòng 3 ngày làm việc.
Với khách hàng sử dụng dịch vụ tại Thành lập công ty giá rẻ, giấy phép kinh doanh bản cứng sẽ được giao tận nhà hoàn toàn miễn phí.
7. Những câu hỏi thường gặp- Có bắt buộc người đại diện theo pháp luật phải là người Việt Nam không?
Không bắt buộc. Người đại diện có thể là người nước ngoài nhưng phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
- Một người có thể làm đại diện pháp luật cho nhiều công ty không?
Có, pháp luật không giới hạn số lượng công ty mà một người có thể đại diện.
- Muốn thay đổi người đại diện thì có cần sự đồng ý của các thành viên công ty không?
Có. Việc thay đổi phải được thông qua bởi Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông tùy theo loại hình doanh nghiệp.
- Có cần thông báo với cơ quan thuế khi thay đổi người đại diện không?
Có. Việc thay đổi cần được cập nhật tại cơ quan thuế để đảm bảo hồ sơ đồng bộ.
Người đại diện theo pháp luật không chỉ là người đứng đầu đại diện cho doanh nghiệp về mặt pháp lý, mà còn là nhân tố quyết định sự minh bạch, tính pháp lý và hiệu quả hoạt động của công ty. Việc lựa chọn đúng người, phân định rõ quyền hạn, nghĩa vụ, cũng như hiểu và tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến người đại diện là điều vô cùng cần thiết đối với mọi doanh nghiệp.
Hãy liên hệ Thành lập công ty giá rẻ ngay để được tư vấn miễn phí nhé!