Mô hình kinh doanh là gì? Các loại mô hình kinh doanh phổ biến nhất 2025

Mô hình kinh doanh là cách doanh nghiệp tạo ra, phân phối và thu lợi nhuận từ giá trị. Năm 2025, các mô hình phổ biến gồm B2B, B2C, D2C, C2C, phù hợp với xu hướng thị trường và hành vi tiêu dùng tại Việt Nam.

Mô hình kinh doanh là gì? Các loại mô hình kinh doanh phổ biến nhất 2025

NỘI DUNG

Giới thiệu

Một mô hình kinh doanh không đơn thuần là cách doanh nghiệp bán sản phẩm để kiếm tiền. Đó là bản thiết kế tổng thể thể hiện cách doanh nghiệp tạo ra giá trị, phân phối giá trị và thu lợi nhuận một cách bền vững.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, đặc biệt tại Việt Nam – nơi hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển mạnh – việc lựa chọn và triển khai đúng mô hình kinh doanh là yếu tố sống còn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì, bao gồm những thành phần nào, cách xây dựng hiệu quả, và giới thiệu các mô hình phổ biến tại Việt Nam, từ đó giúp startup tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro và phát triển bền vững.

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là cách một doanh nghiệp tạo ra giá trị, cung cấp giá trị và thu lợi nhuận từ giá trị đó. Hiểu đơn giản, đây là "bộ khung" để doanh nghiệp tổ chức hoạt động và kiếm tiền một cách bền vững.
Một mô hình hiệu quả sẽ trả lời 4 câu hỏi quan trọng:
  • Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp là gì?
  • Cách tạo ra và phân phối giá trị đó như thế nào?
  • Doanh nghiệp kiếm tiền từ đâu? Đây chính là nền tảng giúp bạn xây dựng chiến lược phát triển bền vững.
Đây chính là nền tảng giúp startup phát triển bền vững và ra quyết định đúng ngay từ những bước đầu tiên.

2. Các thành phần chính trong một mô hình kinh doanh

Các thành phần chính trong một mô hình kinh doanh
Các thành phần chính trong một mô hình kinh doanh
Để một mô hình kinh doanh vận hành hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố nền tảng cấu thành. Dưới đây là 9 thành phần cốt lõi tạo nên một mô hình kinh doanh bền vững, giúp bạn lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng ngay từ đầu:

2.1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

Doanh nghiệp cần xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu mà mình phục vụ. Mỗi phân khúc sẽ có nhu cầu, hành vi và cách tiếp cận khác nhau. Đây là bước quan trọng để tối ưu sản phẩm, dịch vụ và chiến lược bán hàng.

2.2 Giá trị cung cấp (Value Propositions)

Giá trị cung cấp là lý do khách hàng chọn bạn thay vì đối thủ. Đó có thể là giá rẻ, dịch vụ tiện lợi, tốc độ giao hàng nhanh, chất lượng ổn định hoặc trải nghiệm vượt trội. Một mô hình kinh doanh tốt cần xác định rõ lợi thế cạnh tranh của mình.

2.3 Kênh phân phối (Channels)

Kênh phân phối là cách bạn tiếp cận và chuyển giao giá trị cho khách hàng. Có thể là kênh trực tiếp (cửa hàng, hotline), kênh trực tuyến (website, mạng xã hội), hoặc qua đại lý trung gian. Chọn đúng kênh sẽ giúp tối ưu chi phí và tăng doanh thu.

2.4 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Mô hình kinh doanh cần xác định cách duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng: tự động, cá nhân hóa, hỗ trợ qua điện thoại, hay chăm sóc sau bán hàng. Đây là yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng và tạo doanh thu lâu dài.

2.5 Dòng doanh thu (Revenue Streams)

Doanh nghiệp cần biết kiếm tiền từ đâu. Dòng doanh thu có thể đến từ bán hàng, thu phí dịch vụ, thuê bao định kỳ, quảng cáo, hoa hồng, v.v. Việc xác định rõ các nguồn thu giúp mô hình kinh doanh hoạt động ổn định và có lãi.

2.6 Nguồn lực chính (Key Resources)

Là những tài sản thiết yếu để mô hình kinh doanh vận hành, bao gồm: con người, công nghệ, vốn tài chính, thương hiệu, cơ sở vật chất,... Việc xác định nguồn lực cần thiết giúp bạn phân bổ chi phí hợp lý và tránh lãng phí.

2.7 Hoạt động chính (Key Activities)

Mô hình kinh doanh nào cũng cần những hoạt động cốt lõi như sản xuất, vận hành, tiếp thị, phân phối, chăm sóc khách hàng,… Đây là những công việc cần thực hiện mỗi ngày để duy trì và mở rộng doanh nghiệp.

2.8 Đối tác chính (Key Partnerships)

Doanh nghiệp không thể hoạt động độc lập. Việc hợp tác với nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển, nền tảng công nghệ hay các đối tác chiến lược sẽ giúp tối ưu chi phí, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu suất hoạt động.

2.9 Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Cuối cùng, mô hình kinh doanh cần xác định rõ các loại chi phí: cố định, biến đổi, chi phí nhân sự, marketing, vận hành,... Việc kiểm soát chi phí tốt sẽ giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận và phát triển lâu dài.
Nếu bạn đang bắt đầu khởi nghiệp, hãy vẽ mô hình kinh doanh của mình theo 9 thành phần trên. Đây là bước nền quan trọng giúp bạn tránh rủi ro, tiết kiệm chi phí và vận hành doanh nghiệp hiệu quả ngay từ đầu.

3. Hướng dẫn các bước xác định và xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Hướng dẫn các bước xác định và xây dựng mô hình
Hướng dẫn các bước xác định và xây dựng mô hình
Để khởi nghiệp thành công, việc xác định mô hình kinh doanh không thể làm theo cảm tính. Bạn cần bắt đầu từ thị trường – không phải từ sản phẩm. Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả ngay từ đầu, đặc biệt phù hợp với người mới bắt đầu hoặc đang hạn chế về vốn:

Bước 1: Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Để xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, trước hết bạn phải xác định rõ bạn đang bán cho ai. Nếu không biết khách hàng của mình là ai, bạn sẽ không thể làm đúng sản phẩm, chọn đúng cách bán hàng, cũng không biết nên quảng cáo ở đâu. Vậy làm sao để biết khách hàng của bạn là ai? Bạn hãy trả lời 4 câu hỏi đơn giản sau:
  • Khách hàng là người như thế nào?
        Họ bao nhiêu tuổi? Là nam hay nữ? Làm công việc gì?
  • Họ sống ở đâu?
        Ở thành phố lớn hay nông thôn? Gần trường học, công ty hay khu dân cư?
  • Họ đang gặp vấn đề gì và kỳ vọng giải pháp ra sao?
        Họ cần nhanh, rẻ, tiện lợi, hay muốn sản phẩm chất lượng, có gu
  • Họ hay xem gì trên mạng?
        Họ lên Google tìm kiếm, xem TikTok hay dùng Facebook nhiều?
Ví dụ: Bạn bán dụng cụ học tập và văn phòng phẩm: Khách hàng lý tưởng: học sinh cấp 2–3 và phụ huynh, giáo viên, người làm văn phòng; sống ở khu dân cư, gần trường học; hay mua tại cửa hàng offline, đôi khi đặt online qua Shopee.
Bạn đừng đoán, khách hàng mục tiêu của bạn là ai, bạn hãy dùng Google Form khảo sát người thân, bạn bè hoặc xem bình luận, lượt tìm kiếm trên TikTok – Google để hiểu khách hàng đang quan tâm gì. Một mô hình kinh doanh tốt luôn bắt đầu từ việc hiểu đúng khách hàng.

Bước 2: Tập trung vào sản phẩm có tiềm năng

Sản phẩm tiềm năng không cần phải mới mẻ, độc đáo – mà cần giải quyết được một vấn đề cụ thể cho đúng nhóm khách hàng. Điều quan trọng không nằm ở việc bạn bán gì, mà là sản phẩm đó giúp khách hàng đạt được điều gì. Ba điều cần làm rõ trước khi bán sản phẩm:
  • Giá trị cốt lõi là gì?
        Sản phẩm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền, cảm thấy tự tin hơn, sống khỏe hơn hay dễ dàng hơn?
  • Sự khác biệt là gì?
        So với các sản phẩm đang có trên thị trường, bạn hơn gì: rẻ hơn, đẹp hơn, dễ mua hơn, bảo hành tốt hơn, dễ dùng hơn?
  • Lợi ích rõ ràng sau khi mua là gì?
        Khách hàng có cảm giác gì sau khi dùng: hài lòng, yên tâm, “đáng tiền”, hoặc giới thiệu lại cho người khác?
Ví dụ: Nhiều người muốn mở công ty nhưng không rành pháp lý, sợ chi phí cao, ngại thủ tục rắc rối.
Thành lập công ty giá rẻ tạo ra gói trọn gói chỉ 3 triệu đồng – khách chỉ cần gửi CCCD, mọi hồ sơ được lo từ A đến Z, không phát sinh thêm. Sản phẩm này có tiềm năng vì:
  • Giải quyết đúng nỗi lo thật của khách hàng
  • Dễ hiểu, dễ dùng, dễ lan truyền
  • Giá hợp lý cho người mới khởi nghiệp
Nếu bạn chưa chắc sản phẩm mình có phù hợp không, hãy test thị trường nhỏ: đăng bài trên mạng xã hội, cho bạn bè dùng thử, hỏi phản hồi thực tế. Sửa – thử lại – điều chỉnh – cho đến khi sản phẩm thật sự có chỗ đứng.

Bước 3: Xây dựng chiến lược tiếp thị thông minh

Sản phẩm tốt mà không ai biết thì cũng không bán được. Khởi nghiệp nên bắt đầu từ những cách tiếp cận khách hàng tiết kiệm mà hiệu quả. Bạn có thể:
  • Quay video chia sẻ cách làm sản phẩm, quá trình thực tế.
  • Đăng bài giải thích lợi ích, cách dùng sản phẩm, lời khuyên hữu ích.
  • Tận dụng Facebook, TikTok, Zalo để kết nối với khách hàng, tạo sự tin tưởng.
Ví dụ: Bạn bán đồ ăn healthy. Thay vì chạy quảng cáo tốn tiền, bạn chia sẻ clip cách nấu ăn mỗi ngày trên TikTok. Người xem thấy thật – dễ – ngon, rồi đặt mua. Không tốn ngân sách mà vẫn bán tốt.
Đừng vội đốt tiền cho quảng cáo khi chưa có khách trung thành. Hãy dùng nội dung thật – chia sẻ thật – giải pháp thật = tiếp thị thông minh. Tiết kiệm ngân sách nhưng vẫn chạm đúng nhu cầu khách hàng.

Bước 4: Chăm sóc và giữ chân khách hàng

Chi phí giữ khách cũ rẻ hơn gấp nhiều lần so với tìm khách mới. Người mới khởi nghiệp nên có kế hoạch chăm sóc sau bán hàng để biến khách một lần thành khách quen. Bạn có thể:
  • Gửi lời cảm ơn và hỏi thăm sau khi bán hàng.
  • Tặng mã giảm giá cho lần mua tiếp theo.
  • Mời khách vào nhóm Zalo/Facebook để nhận ưu đãi riêng.
  • Gửi tin nhắn khi có sản phẩm mới, khuyến mãi, lễ tết,…
Ví dụ: Nhân viên văn phòng ghé mua nước chỗ bạn 2–3 lần/tuần. Chủ quán đưa ra thẻ tích điểm: Mua 5 ly, tặng 1 ly bất kỳ. Ngoài ra, khi trời mưa, nhắn tin Zalo: “Uống gì hôm nay em giao tận nơi – có ưu đãi 10% cho khách quen.”. Đây chính là cách giữ khách cực kỳ tốt trong mùa thấp điểm hoặc khi trời xấu.
Hãy xem mỗi khách hàng là người bạn đồng hành lâu dài, không phải giao dịch một lần. Mối quan hệ tốt = doanh thu ổn định.

Bước 5: Đảm bảo có dòng tiền ổn định

Một trong những sai lầm lớn nhất khi khởi nghiệp là chọn mô hình cần đầu tư nhiều nhưng dòng tiền lại về chậm. Trong khi đó, tiền mặt là thứ nuôi sống doanh nghiệp mỗi ngày – không có tiền, bạn không thể trả chi phí, không thể tồn tại, và càng không thể phát triển. Vì vậy, người mới khởi nghiệp nên chọn mô hình kinh doanh có 3 đặc điểm sau:
  • Tạo ra doanh thu sớm
  • Thu tiền ngay sau khi bán hàng hoặc hoàn thành dịch vụ
  • Chi phí vận hành thấp – vòng quay vốn nhanh
Ví dụ: Bạn cung cấp dịch vụ tắm rửa thú cưng tại nhà. Bạn mua bộ dụng cụ đơn giản như kéo, sữa tắm, máy sấy. Đăng bài giới thiệu lên Facebook, Zalo khu vực. Khi có khách, bạn đến tận nhà để tắm, cắt móng cho thú cưng. Làm xong nhận tiền ngay, không cần cửa hàng, không tốn mặt bằng, chi phí đầu tư thấp, dễ bắt đầu, dòng tiền về nhanh mỗi ngày. Rất phù hợp cho người mới khởi nghiệp.
Hãy chọn mô hình có dòng tiền sớm để sống được trước – phát triển sau. Đừng đầu tư lớn khi chưa có khách, chưa có thu.
Tóm lại, một mô hình kinh doanh hiệu quả không chỉ nằm ở sản phẩm, mà nằm ở việc bạn có hiểu đúng khách hàng, đưa ra giá trị phù hợp, truyền thông hiệu quả, giữ chân người dùng và đảm bảo dòng tiền hay không. Hãy bắt đầu từ những gì đơn giản – tiết kiệm – có khả năng sinh lời nhanh. Mô hình càng tinh gọn, càng dễ kiểm soát rủi ro và tái đầu tư cho tăng trưởng bền vững.

4. Phân loại mô hình kinh doanh theo mối quan hệ các bên

4.1 Phân loại các mô hình

Mô hìnhĐịnh nghĩa đơn giảnĐối tượng phục vụĐặc điểm chínhVí dụ thực tế tại Việt Nam
B2B (Business to Business)Doanh nghiệp bán hàng/dịch vụ cho doanh nghiệp khácCông ty, tổ chức- Quyết định mua cần xét duyệt
- Doanh thu cao
- Hợp đồng rõ ràng
VNPT bán phần mềm HDDT cho doanh nghiệp
Vinamilk bán sữa cho siêu thị
B2C (Business to Consumer)Doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhânCá nhân, khách lẻ- Mua nhanh, quyết định theo nhu cầu
- Cạnh tranh giá cả, thương hiệu
Coolmate bán quần áo nam online
Con Cưng bán sản phẩm cho mẹ và bé
B2E (Business to Employee)Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho chính nhân viên của mìnhNhân viên nội bộ công ty- Tăng gắn kết nhân sự
- Không tạo doanh thu trực tiếp
Công ty ký hợp đồng bảo hiểm nhóm cho nhân viên
Hỗ trợ suất ăn, vé gym, ưu đãi mua hàng
B2B2C (Business to Business to Consumer)Doanh nghiệp bán qua trung gian để tiếp cận người tiêu dùng cuốiDoanh nghiệp + người tiêu dùng- Doanh nghiệp bán cho trung gian
- Trung gian bán lại cho khách cá nhân
Hãng mỹ phẩm nội địa bán qua Shopee
Nông trại cung cấp rau sạch cho Co.op Mart
C2C (Consumer to Consumer)Cá nhân bán hàng/dịch vụ cho cá nhân khác qua nền tảng trung gianCá nhân tiêu dùng- Bán lẻ, nhỏ lẻ
- Qua chợ online, mạng xã hội
Bán đồ cũ trên Chợ Tốt, Facebook Marketplace
C2B (Consumer to Business)Cá nhân cung cấp dịch vụ/giải pháp cho doanh nghiệpDoanh nghiệp- Làm việc theo dự án
- Linh hoạt, không cố định
Freelancer viết bài, chụp ảnh, thiết kế logo cho công ty
D2C (Direct to Consumer)Thương hiệu tự bán trực tiếp đến người tiêu dùng, không qua trung gianNgười tiêu dùng cá nhân- Kiểm soát toàn bộ trải nghiệm
- Tối ưu lợi nhuận
Coolmate, LahaCafe, Omi Pharma bán hàng trực tiếp qua website riêng
P2P (Peer to Peer)Cá nhân cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cá nhân khác qua nền tảngCá nhân tiêu dùng- Nền tảng trung gian kết nối
- Không cần công ty đứng giữa
Be, Grab, Airbnb, dịch vụ gia sư online
B2G (Business to Government)Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ/giải pháp cho cơ quan nhà nướcChính phủ, cơ quan nhà nước- Quy trình đấu thầu
- Hợp đồng công lớn
Công ty cung cấp phần mềm cho Bộ Tài chính
Nhà thầu thiết bị y tế
G2C (Government to Consumer)Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công cho người dânCá nhân, công dân- Thủ tục hành chính, dịch vụ công
- Online hoặc trực tiếp
Cổng dịch vụ công quốc gia
Kê khai thuế, đăng ký doanh nghiệp online
Bảng phân loại mô hình kinh doanh theo mối quan hệ các bên

4.2 Điểm khác nhau giữa các mô hình

Mô hìnhNgười bán chínhNgười mua chínhKênh phân phối chínhTốc độ giao dịchChiến lược tiếp cậnKiểm soát thương hiệuVí dụ thực tế tại Việt Nam
B2BDoanh nghiệpDoanh nghiệpGiao dịch trực tiếp, hợp đồngChậm, cần phê duyệtDựa vào mối quan hệ, chất lượngCaoMISA, Vinamilk, Haravan bán cho doanh nghiệp
B2CDoanh nghiệpCá nhân, khách hàng lẻWebsite, cửa hàng, MXHNhanh, quyết định cá nhânMarketing cảm xúc, giá cả cạnh tranhCaoCoolmate, Con Cưng, The Coffee House
B2EDoanh nghiệpNhân viên nội bộNội bộ công tyTheo chính sách công tyTruyền thông nội bộ, phúc lợiThấpBảo hiểm nhóm, suất ăn cho nhân viên tại FPT, VinGroup
B2B2CDoanh nghiệpDoanh nghiệp + người tiêu dùngSàn TMĐT, đại lýNhanh, nhờ kênh trung gianKết hợp marketing với đối tácTrung bìnhMỹ phẩm bán qua Shopee, nông sản bán qua Co.op Mart
C2CCá nhânCá nhân khácChợ online, mạng xã hộiNhanh, linh hoạtTự quảng bá, giá cạnh tranhThấpBán đồ cũ qua Chợ Tốt, Shopee cá nhân, Facebook
C2BCá nhânDoanh nghiệpNền tảng freelancerTheo dự án cụ thểHồ sơ năng lực, uy tín cá nhânThấpFreelancer thiết kế logo, viết bài SEO cho công ty
D2CDoanh nghiệp (thương hiệu)Cá nhânWebsite riêng, MXHNhanh, chủ độngMarketing trực tiếp, giữ chânRất caoLahaCafe, Omi Pharma, Coolmate bán qua web riêng
P2PCá nhânCá nhânỨng dụng, nền tảng kết nốiRất nhanh, theo nhu cầuĐánh giá sao, chia sẻ trải nghiệmThấpGrab, Be, dịch vụ gia sư, giúp việc, Airbnb
B2GDoanh nghiệpChính phủ, cơ quan nhà nướcĐấu thầu, hợp đồng côngChậm, quy trình phức tạpNăng lực kỹ thuật, pháp lýTrung bìnhThiết bị y tế, phần mềm cho bộ, sở, ngành
G2CChính phủCông dânCổng dịch vụ công, trung tâm hành chínhTrung bìnhTruyền thông chính sách, hỗ trợ hành chínhCaoĐăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, dịch vụ công quốc gia
Bảng so sánh điểm khác nhau giữ các mô hình kinh doanh

5. Các mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam

Dưới đây là 20 mô hình kinh doanh thực tế phổ biến, dễ áp dụng và đã được kiểm chứng tại thị trường Việt Nam.
STTMô hình kinh doanhMô tả ngắn gọnVí dụ
1Bán lẻ trực tiếp (Direct Retail)Bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùngThế Giới Di Động
2Kinh doanh online (E-commerce)Bán hàng qua website/sàn thương mại điện tửTiki, Shopee Việt Nam
3Nhượng quyền thương hiệu (Franchise)Mở rộng thương hiệu qua hình thức nhượng quyềnHighland Coffee, The Coffee House
4Mô hình chuỗi cửa hàng (Chain Store)Nhiều điểm bán thống nhất về vận hành và thương hiệuBách Hóa Xanh, Phúc Long
5Kinh doanh dịch vụ tư vấn (Consulting)Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên môn cho cá nhân/doanh nghiệpMISA (tư vấn phần mềm), Tinh Vân
6Nền tảng kết nối (Marketplace)Cung cấp nền tảng kết nối người bán và người muaChợ Tốt, GrabMart
7Sản xuất và phân phối trực tiếp (D2C)Tự sản xuất và bán sản phẩm đến tay người dùngCoolmate, LahaCafe
8Mô hình đăng ký định kỳ (Subscription)Khách hàng trả tiền định kỳ để sử dụng sản phẩm/dịch vụSoya Garden (trước đây), Box4Pet
9Kinh doanh mô hình cộng tác viên (Cộng đồng)Bán hàng thông qua mạng lưới CTV không cố định nhân sựMama Chuê, Bán hàng đa kênh qua Zalo/Facebook
10Kinh doanh trên mạng xã hội (Social Commerce)Kết hợp bán hàng và tương tác MXH để thúc đẩy chuyển đổiLivestream bán hàng Facebook, TikTok Shop
11Dịch vụ SaaS (Phần mềm như dịch vụ)Bán phần mềm vận hành, tính phí theo thời gian sử dụngKiotViet, MISA
12Kinh doanh theo mô hình đại lýDoanh nghiệp bán qua hệ thống đại lý phân phốiKềm Nghĩa, Nước mắm Nam Ngư
13Mô hình đào tạo/giảng dạy onlineCung cấp khóa học, tư vấn qua nền tảng sốKyna, TopCV Learn
14Mô hình Freelance/StudioNhóm cá nhân làm việc tự do, vận hành như doanh nghiệp nhỏThe Lab Saigon (thiết kế), Beau Agency
15Dịch vụ theo lịch hẹn (Booking Service)Dịch vụ đặt trước theo giờ, theo ngàyGọi Thợ, Manwah, spa đặt lịch online
16Dịch vụ logistics/giao hàngVận chuyển hàng hóa, thực phẩm, tài liệuGiao Hàng Nhanh, AhaMove
17Mô hình ứng dụng công nghệ chia sẻ (P2P)Cá nhân cung cấp dịch vụ cho nhau qua appBe, FastGo, Viec.co
18Mô hình cộng đồng/CLB (Community-based)Xây dựng sản phẩm quanh một cộng đồng người dùngRạch Giá Runner, WeFit (trước đây)
19Mô hình tài chính trung gian (Fintech)Trung gian thanh toán, hỗ trợ tài chính, cho vayMoMo, ZaloPay, Finhay
20Kinh doanh sản phẩm số (Digital Product)Bán khóa học, thiết kế, ảnh, file số... không cần hàng tồn kho vật lýỨng dụng học IELTS, bộ thiết kế Canva Việt hóa
Các mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam

Kết luận

Dù bạn đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, hay nền tảng công nghệ, thì việc xác định rõ mô hình kinh doanh là bước đầu tiên để khởi sự bài bản và hiệu quả. Một mô hình tốt không chỉ dựa vào ý tưởng hay, mà còn nằm ở sự thấu hiểu khách hàng, khả năng tạo giá trị thực tế và tối ưu hóa nguồn lực để tạo ra dòng tiền đều đặn. Hãy bắt đầu từ những câu hỏi cốt lõi: bán cho ai, bán cái gì, giá trị là gì và kiếm tiền như thế nào. Với nền tảng đó, bạn sẽ có hướng đi rõ ràng để xây dựng một doanh nghiệp vững chắc – ngay cả khi nguồn lực còn hạn chế.
Hãy liên hệ Thành lập công ty giá rẻ ngay để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của bạn nhé.
Tác giả: Tuyết Nhung

Viết bình luận

Tối đa: 1500 ký tự

Bình luận (0)