Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty TNHH không yêu cầu vốn tối thiểu, trừ khi hoạt động ngành nghề có điều kiện. Doanh nghiệp cần hiểu rõ các loại vốn gồm: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn đầu tư nước ngoài để lựa chọn mức vốn phù hợp và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

NỘI DUNG

Giới thiệu
Thành lập công ty TNHH là bước khởi đầu phổ biến nhất đối với các cá nhân, startup tại Việt Nam nhờ tính linh hoạt, thủ tục đơn giản và khả năng kiểm soát vốn cao. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi lớn khiến nhiều người do dự là: thành lập công ty tnhh cần bao nhiêu vốn? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện, giúp bạn hiểu rõ các loại vốn, quy định pháp lý và lựa chọn mức vốn phù hợp cho doanh nghiệp.

1. Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Theo quy định hiện hành, Luật Doanh nghiệp không bắt buộc mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty TNHH, trừ khi bạn đăng ký ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đăng ký mức vốn điều lệ từ vài triệu đồng tùy khả năng và chiến lược kinh doanh.
Tuy nhiên, vốn điều lệ không chỉ là con số trên giấy – nó ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, khả năng đấu thầu, vay vốn và trách nhiệm pháp lý. Vì vậy, việc lựa chọn số vốn phù hợp là điều cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn nên lựa chọn mức vốn phù hợp với:
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Quy mô hoạt động
  • Năng lực tài chính thực tế
  • Độ uy tín khi làm việc với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước
Lưu ý: Vốn điều lệ càng cao, mức trách nhiệm của chủ sở hữu đối với hoạt động công ty càng lớn.

2. Vốn thành lập công ty là gì?

Vốn thành lập công ty là toàn bộ tài sản mà thành viên hoặc cổ đông cam kết góp vào doanh nghiệp trong một thời gian nhất định để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Đây là căn cứ để xác định tỷ lệ sở hữu, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng thành viên trong công ty.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh, vốn thành lập công ty có thể bao gồm:
  • Vốn điều lệ
  • Vốn pháp định
  • Vốn ký quỹ
  • Vốn đầu tư nước ngoài (nếu có yếu tố nước ngoài)

3. Vốn thành lập công ty gồm những loại nào?

Vốn thành lập công ty bao gồm gì? - Thành lập công ty tnhh cần bao nhiêu vốn?
Vốn thành lập công ty bao gồm gì? - Thành lập công ty tnhh cần bao nhiêu vốn?

3.1 Vốn điều lệ

Là tổng giá trị tài sản do thành viên cam kết góp vào công ty và ghi trong điều lệ công ty cụ thể được quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Đối với công ty TNHH, luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, trừ trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn pháp định.
Theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, thành viên có thể góp vốn bằng nhiều hình thức như: tiền mặt, chuyển khoản, tài sản hữu hình, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…
Theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, việc góp vốn phải hoàn tất trong vòng 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh vốn điều lệ và thành viên có thể phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn chưa góp.

3.2 Vốn pháp định

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 (đã hết hiệu lực) có quy định về vốn pháp định được hiểu:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
7. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
Như vậy, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu bắt buộc phải có theo quy định pháp luật đối với một số ngành nghề đặc biệt.
  • Kinh doanh bất động sản: Yêu cầu vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng.
  • Ngành tài chính, ngân hàng: Theo Nghị định 86/2019/NĐ-CP, Khoản 1, mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại được quy định là 3.000 tỷ đồng
  • Kinh doanh vận tải hàng không: Theo Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP, mức vốn pháp đinh cho 1 đơn vị kinh doanh vận tải có 10 tàu bay là từ 300 đến 700 tỷ đồng tuỳ thuộc vào các tuyến hàng không khai thác.Nếu không đủ vốn pháp định, công ty không được phép hoạt động ngành nghề đó.

3.3 Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ là một loại vốn đặc thù, được áp dụng đối với các ngành nghề có điều kiện nhằm đảm bảo doanh nghiệp có năng lực tài chính thực tế trước khi hoạt động. Khác với vốn điều lệ, vốn ký quỹ là khoản tiền doanh nghiệp bắt buộc phải nộp vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng thương mại theo đúng mức quy định của pháp luật.
Tùy theo ngành nghề, mức ký quỹ có thể dao động từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Ví dụ:
  • Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: ký quỹ 2 tỷ đồng
  • Dịch vụ cho thuê lại lao động: ký quỹ 2 tỷ đồng
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: ký quỹ từ 100 đến 500 triệu đồng, tùy theo thị trường
Doanh nghiệp phải hoàn tất ký quỹ trước khi xin giấy phép. Khoản tiền này không được sử dụng trong kinh doanh thường xuyên và chỉ được rút khi chấm dứt ngành nghề tương ứng.
Không thực hiện ký quỹ đúng quy định có thể bị từ chối cấp phép hoặc xử phạt hành chính.

3.4 Vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài là khoản vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp vào doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng khi tỷ lệ góp vốn từ 1% trở lên.
Khác với vốn điều lệ trong nước, loại vốn này phải đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư trước khi thành lập công ty hoặc góp vốn.
Nhà đầu tư cần:
  • Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tại ngân hàng thương mại
  • Thực hiện tất cả giao dịch góp vốn, chia lợi nhuận, chuyển vốn qua tài khoản này
  • Tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu trong một số ngành nghề
  • Có thể bị yêu cầu chứng minh năng lực tài chính hoặc chịu thẩm tra đầu tư
Đây là hình thức góp vốn được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

4. Cách thức tính và quy định về góp vốn thành lập công ty

4.1. Hình thức góp vốn

Theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về tài sản góp vốn:
Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Như vậy, thành viên có thể góp vốn bằng:
  • Tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng
  • Tài sản hợp pháp có thể định giá được bằng tiền, bao gồm bất động sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
  • Quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
  • Công nghệ và bí quyết kỹ thuật nếu có thể định lượng và định giá hợp pháp
Lưu ý: Doanh nghiệp không được thực hiện góp vốn bằng tiền mặt, mà phải thực hiện qua tài khoản ngân hàng.

4.2. Thời hạn góp vốn

Tại Khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thời hạn góp vốn như sau:
Điều 75. Góp vốn thành lập công ty
1. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
2. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
3. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.
Các thành viên phải góp đủ phần vốn đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời gian này:
  • Thành viên có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn đã cam kết góp
  • Nếu không góp đủ, doanh nghiệp phải điều chỉnh vốn điều lệ và thành viên chưa góp đủ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản tương ứng
Thời hạn góp vốn - Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?
Thời hạn góp vốn - Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

4.3. Định giá tài sản góp vốn

  • Tài sản không phải là tiền phải được định giá thành tiền Việt Nam
  • Việc định giá có thể được thực hiện bằng:
    • Sự thỏa thuận của các thành viên sáng lập, hoặc
    • Tổ chức định giá tài sản chuyên nghiệp
Trường hợp tài sản được định giá cao hơn giá trị thực tế, các thành viên sáng lập phải liên đới chịu trách nhiệm đối với phần chênh lệch gây thiệt hại.

4.4. Quy định theo từng đối tượng góp vốn

Cá nhân góp vốn:
  • Có thể góp vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp
  • Tỷ lệ góp vốn sẽ xác định quyền biểu quyết, chia lợi nhuận và trách nhiệm
  • Ví dụ: Nếu hai cá nhân cùng góp vốn 100 triệu đồng, trong đó A góp 60 triệu (60%) và B góp 40 triệu (40%), thì A sẽ có quyền quyết định tương ứng 60% tại các cuộc họp và chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.
Công ty (pháp nhân) góp vốn:
  • Phải có nghị quyết hoặc hợp đồng góp vốn được thông qua theo quy định nội bộ
  • Có thể góp bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty như thiết bị, thương hiệu, quyền sử dụng đất...
  • Cần chỉ định người đại diện phần vốn góp, người này thay mặt công ty tham gia điều hành hoặc quyết định tại doanh nghiệp nhận vốn

5. Một số ngành nghề quy định góp vốn bắt buộc

Dưới đây là một số ngành nghề có quy định bắt buộc về vốn pháp định:
Mã ngànhNgành nghềMức vốn pháp địnhCăn cứ pháp lý
Lĩnh vực an ninh trật tự
8010Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam)Ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ)Nghị định 96/2016/NĐ-CP
Lĩnh vực công thương
4799Bán lẻ theo phương thức đa cấp10 tỷ đồngNghị định 40/2018/NĐ-CP
6619Sở Giao dịch hàng hóa150 tỷ đồngNghị định 51/2018/NĐ-CP
6619Thành viên môi giới của Sở Giao dịch hàng hóa5 tỷ đồng
6619Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa75 tỷ đồng
4690Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụngKý quỹ 7 tỷ đồngNghị định 69/2018/NĐ-CP
4690Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
4690Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnhKý quỹ 10 tỷ đồng
Lĩnh vực giáo dục
8532Thành lập trường đại học tư thục1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường).Nghị định 46/2017/NĐ-CP
8532Thành lập Phân hiệu trường đại học tư thục250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu)
8532Thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục100 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất)
8532Thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục50 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất)
8510Thành lập cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất)Nghị định 86/2018/NĐ-CP
8520Thành lập cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư không thấp hơn 50 tỷ đồng
8559Thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất)
8542Thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài1000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất)
8542Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt độngÍt nhất đạt 70% các mức quy định tại các mục 13, 14, 15, 16
8542Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất)
Lĩnh vực giao thông vận tải
5110Vận chuyển hàng không quốc tếĐến 10 tàu bay700 tỷ đồngNghị định 92/2016/NĐ-CP
5110Từ 11 đến 30 tàu bay1.000 tỷ đồng
5110Trên 30 tàu bay1.300 tỷ đồng
5110Vận chuyển hàng không nội địaĐến 10 tàu bay300 tỷ đồng
5110Từ 11 đến 30 tàu bay600 tỷ đồng
5110Trên 30 tàu bay700 tỷ đồng
5223Kinh doanh cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không quốc tế200 tỷ đồng
5223Kinh doanh cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không nội địa100 tỷ đồng
5223Kinh doanh dịch vụ hàng không tại nhà ga hành khách30 tỷ đồng
5223Kinh doanh dịch vụ hàng không tại nhà ga, kho hàng hóa
5223Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu tại cảng hàng không, sân bay
5110Kinh doanh hàng không chung100 tỷ đồng
5012Kinh doanh vận tải biển quốc tếCó bảo lãnh với mức tối thiểu là 05 tỷ đồng hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viênNghị định 147/2018/NĐ-CP
Lĩnh vực lao động
7830Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao độngKý quỹ 02 tỷ đồngNghị định 145/2020/NĐ-CP
7810Kinh doanh dịch vụ việc làmKý quỹ 300 triệu đồngNghị định 23/2021/NĐ-CP
8541Thành lập Trung tâm giáo dục nghề nghiệp05 tỷ đồngNghị định 143/2016/NĐ-CP
8541Thành lập trường trung cấp50 tỷ đồng
8542Thành lập trường cao đẳng100 tỷ đồng
7830Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài5 tỷ đồngNghị định 38/2020/NĐ-CP
Lĩnh vực ngân hàng
6419Ngân hàng thương mại3.000 tỷ đồngNghị định 86/2019/NĐ-CP
6419Ngân hàng chính sách5.000 tỷ đồng
6419Ngân hàng hợp tác xã3.000 tỷ đồng
6419Chi nhánh ngân hàng nước ngoài15 triệu đô la Mỹ (USD)
6492Công ty tài chính500 tỷ đồng
6492Công ty cho thuê tài chính150 tỷ đồng
6492Tổ chức tài chính vi mô05 tỷ đồng
6492Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn0,5 tỷ đồng
6492Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường01 tỷ đồng
6619Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán50 tỷ đồngNghị định 101/2012/NĐ-CP
4662Doanh nghiệp hoạt động mua, bán vàng miếng100 tỷ đồngNghị định 24/2012/NĐ-CP
4662Tổ chức tín dụng hoạt động mua, bán vàng miếng3.000 tỷ đồng
Lĩnh vực tài chính
6512Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe300 tỷ đồngNghị định 73/2016/NĐ-CP
6512Chi nhánh nước ngoài kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe200 tỷ đồng
6512Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh350 tỷ đồng
6512Chi nhánh nước ngoài kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh250 tỷ đồng
6512Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh400 tỷ đồng
6512Chi nhánh nước ngoài kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh300 tỷ đồng
6511Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe600 tỷ đồng
6511Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí (Bảo hiểm nhân thọ)800 tỷ đồng
6511Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí(Bảo hiểm nhân thọ)1000 tỷ đồng
6512Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe300 tỷ đồng
6512Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua Biên giới (Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài)Ký quỹ tối thiểu 100 tỷ VNĐ.Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam
6512Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua Biên giới (Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài)Ký quỹ tối thiểu 100 tỷ VNĐ.Tổng tài sản tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam
6512Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe400 tỷ đồng
6511Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe700 tỷ đồng
6511Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe1100 tỷ đồng
6622Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm04 tỷ đồng
6622Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm08 tỷ đồng
6512Tổ chức bảo hiểm tương hỗ10 tỷ đồngNghị định 18/2005/NĐ-CP
9200Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài- 500 tỷ đồng- Năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh có lãiNghị định 121/2021/NĐ-CP
6619Môi giới chứng khoán25 tỷ đồngNghị định 155/2020/NĐ-CP
6619Tự doanh chứng khoán50 tỷ đồng
6619Bảo lãnh phát hành chứng khoán165 tỷ đồng
6619Tư vấn đầu tư chứng khoán10 tỷ đồng
6630Quản lý quỹ25 tỷ đồng
6619Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán đối với thành viên bù trừ trực tiếp- 1.000 tỷ đồng (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)- 250 tỷ đồng (đối với công ty chứng khoánNghị định 158/2020/NĐ-CP
6619Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán đối với thành viên bù trừ chung- 7.000 tỷ đồng (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài);- 900 tỷ đồng (đối với công ty chứng khoán).
6619Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán- 900 tỷ đồng (đối với thành viên bù trừ trực tiếp);- 1.200 tỷ đồng (đối với thành viên bù trừ chung)
6619Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với ngân hàng thương mại5.000 tỷ đồng
6619Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài1.000 tỷ đồng
6619Cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán (Ngân hàng thanh toán)10.000 tỷ đồngLuật Chứng khoán 2019
6619Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm15 tỷ đồngNghị định 88/2014/NĐ-CP
6920Dịch vụ kiểm toán (chỉ đối với công ty TNHH kinh doanh dịch vụ kiểm toán và Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài)5 tỷ đồngNghị định 17/2012/NĐ-CP
6920Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giớiKý quỹ bắt buộc số tiền tương đương 05 tỷ đồng
6920Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng6 tỷ đồng
9200Đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino2 tỷ đô la MỹNghị định 03/2017/NĐ-CP
9200Kinh doanh đặt cược đua ngựa1.000 tỷ đồngNghị định 06/2017/NĐ-CP
9200Kinh doanh đặt cược đua chó300 tỷ đồng
9200Thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế1.000 tỷ đồng
Lĩnh vực tài nguyên môi trường
4669Nhập khẩu phế liệuSắt, thép phế liệu- Dưới 500 tấn: Ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng.- Từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn: Ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng.- Từ 1000 tấn trở lên: Ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng.Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Giấy và nhựa phế liệu- Dưới 100 tấn: Ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng.- Từ 100 tấn đến dưới 500 tấn: Ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng.- Từ 500 tấn trở lên: Ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng.
Lĩnh vực bưu chính – viễn thông
5310Cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh (dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02kg)02 tỷ đồngNghị định 47/2011/NĐ-CP
5310Cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế (dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02kg)05 tỷ đồng
6110Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông– Trong phạm vi 1 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương: 5 tỷ đồng– Trong phạm vi khu vực (từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): 30 tỷ đồng– Trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): 100 tỷ đồngNghị định 25/2011/NĐ-CP
6110Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông– Trong phạm vi khu vực (từ 15 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): 100 tỷ đồng– Trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): 300 tỷ đồng
6120Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện20 tỷ đồng
6120Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo).300 tỷ đồng
6120Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện500 tỷ đồng
6130Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh30 tỷ đồng
6311Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn”Ký quỹ tối thiểu là 50 triệu đồngQuyết định 671/QĐ-BTTTT
6209Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộngKý quỹ không dưới 5 tỷ đồngNghị định 130/2018/NĐ-CP
5811Thành lập nhà xuất bản5 tỷ đồngNghị định 195/2013/NĐ-CP
Lĩnh vực văn hóa thể thao
7912Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa20 triệu đồngNghị định 168/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 94/2021/NĐ-CP)
7912Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam50 triệu đồng
7912Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài100 triệu đồng
7912Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch quốc tế đến việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài100 triệu đồng
5913Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim200 triệu đồngNghị định số 54/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 142/2018/NĐ-CP)
Bảng danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

6. Quy định xử phạt về góp vốn thành lập công ty

Theo quy định, các thành viên công ty phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không góp đủ trong thời hạn này, công ty bắt buộc phải:
  • Điều chỉnh vốn điều lệ xuống bằng đúng số vốn đã góp thực tế
  • Thực hiện việc đăng ký điều chỉnh trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn góp vốn
Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
Như vậy, nếu công ty không thực hiện điều chỉnh theo đúng quy định, sẽ bị xử phạt:
  • Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi không điều chỉnh vốn điều lệ khi không góp đủ
  • Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc khắc phục hậu quả bằng việc đăng ký điều chỉnh lại vốn điều lệ

7. Quy định về tăng và giảm vốn công ty TNHH

Theo quy định tại Điều 68 về việc tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên và Điều 87 tăng giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên Luật Doanh nghiệp 2020:

7.1. Tăng vốn điều lệ

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ theo các cách sau:
    • Tăng vốn góp của các thành viên hiện tại: Vốn góp thêm sẽ được chia theo tỷ lệ phần vốn hiện có của các thành viên, trừ khi có thỏa thuận khác.
    • Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới: Nếu công ty muốn có thêm thành viên mới, vốn điều lệ sẽ được tăng lên và chia cho các thành viên mới và cũ theo tỷ lệ cam kết góp.
  • Công ty TNHH 1 thành viên có thể tăng vốn điều lệ qua:
    • Chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc
    • Huy động vốn từ người khác: Trong trường hợp này, công ty phải tổ chức quản lý theo hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

7.2 Giảm vốn điều lệ

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
    • Hoàn trả vốn góp cho thành viên: Khi công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 2 năm trở lên và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ.
    • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên: Theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp.
    • Không thanh toán đầy đủ vốn cam kết: Nếu các thành viên không thanh toán đủ vốn điều lệ theo cam kết.
  • Công ty TNHH một thành viên có thể giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
    • Hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu: Nếu công ty đã hoạt động liên tục từ 2 năm trở lên và thanh toán đủ các nghĩa vụ tài chính.
    • Không thanh toán đầy đủ vốn cam kết: Nếu chủ sở hữu không thanh toán đủ vốn điều lệ.

7.3 Thủ tục thông báo và cập nhật

  • Công ty phải thông báo tăng hoặc giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ khi việc tăng/giảm vốn được hoàn tất.
  • Thông báo phải kèm theo nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên (trong trường hợp giảm vốn, cần có báo cáo tài chính gần nhất).

Kết luận

Hiểu rõ các loại vốn và quy định pháp lý là bước quan trọng để trả lời chính xác câu hỏi thành lập công ty tnhh cần bao nhiêu vốn. Việc hiểu rõ vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ hay vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn mô hình phù hợp, tuân thủ đúng quy định và tránh rủi ro. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể để tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo pháp lý vững chắc, hãy liên hệ Thành lập công ty giá rẻ ngay để được hỗ trợ nhé!
Tác giả: Tuyết Nhung

Viết bình luận

Tối đa: 1500 ký tự

Bình luận (0)