Sáp nhập sở ngành ảnh hưởng như nào đến doanh nghiệp

Sáp nhập sở ngành là quá trình hợp nhất các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm đầu mối tiếp nhận và nâng cao hiệu quả phục vụ doanh nghiệp.

Sáp nhập sở ngành ảnh hưởng như nào đến doanh nghiệp
Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Kế hoạch này được hướng dẫn chi tiết qua các văn bản như Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Mặc dù trọng tâm của chính sách là tinh giản biên chế và cơ cấu lại bộ máy nhà nước, nhưng những thay đổi này chắc chắn sẽ có những tác động đáng kể đến môi trường kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp.

1. Sáp nhập sở ngành là gì?

Sáp nhập sở ngành là việc hợp nhất hai hoặc nhiều cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành một đơn vị thống nhất. Mục tiêu là giảm sự chồng chéo trong quản lý, tiết kiệm chi phí hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ doanh nghiệp và người dân. Đây là bước cụ thể hóa Nghị quyết 18-NQ/TW về tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính theo hướng hiệu lực, hiệu quả.
Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, việc tổ chức lại các cơ quan hành chính ở địa phương được định hướng:
2.3- Đối với chính quyền địa phương
...rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các sở, ngành theo hướng tinh gọn đầu mối, kiên quyết cắt giảm số lượng, sắp xếp lại phòng, chi cục, trung tâm, ban quản lý dự án và đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành.

2. Mục tiêu và Phạm vi của việc sáp nhập sở ngành

Mục tiêu chung của việc ban hành các chính sách liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy là nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với tinh giảm biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Điều này cũng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi nghỉ việc do sắp xếp.
I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH
1. Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với tinh giảm biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn...bảo đảm quyền và lợi ích cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị.
Phạm vi điều chỉnh của chính sách áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Ban đầu, Nghị định số 178/2024/NĐ-CP tập trung vào các đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính. Sau đó, phạm vi đã được mở rộng để bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng

3. Các thay đổi lớn trong sáp nhập sở ngành và tác động tiềm năng đến doanh nghiệp

Việc tổ chức lại các bộ ngành theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, được Chính phủ cụ thể hóa trong Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 và Công văn 05/CV‑BCĐTKNQ18 năm 2025. Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương về đổi mới tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Cụ thể:
Tên sở ngành sau sáp nhậpThành phần hợp nhất / điều chỉnh chức năngTác động chính đến doanh nghiệp
Sở Tài chínhSở Kế hoạch và Đầu tư + Sở Tài chínhDoanh nghiệp cần cập nhật quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi kế hoạch sử dụng vốn, lập báo cáo tài chính theo hướng dẫn mới.
Sở Nội vụSở Lao động – Thương binh và Xã hội + Sở Nội vụThay đổi đầu mối giải quyết hồ sơ lao động, BHXH, tuyển dụng công chức; doanh nghiệp cần theo dõi các hướng dẫn chuyển tiếp để không gián đoạn thủ tục.
Sở Xây dựngSở Giao thông vận tải + Sở Xây dựng (có thể thêm Sở Quy hoạch – Kiến trúc)Thống nhất thủ tục cấp phép xây dựng, đầu tư hạ tầng, quy hoạch. Doanh nghiệp cần cập nhật biểu mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật mới khi triển khai dự án.
Sở Khoa học và Công nghệSở Thông tin và Truyền thông + Sở Khoa học và Công nghệTăng cường chuyển đổi số trong quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, viễn thông. Doanh nghiệp công nghệ cần theo sát lộ trình tích hợp thủ tục hành chính liên ngành.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchGiữ nguyên tên, nhận thêm chức năng quản lý báo chí, xuất bản từ Sở TT&TTDoanh nghiệp truyền thông, xuất bản cần nắm rõ quy định cấp phép mới liên quan đến nội dung, quảng bá và xuất bản trên đa nền tảng.
Sở Dân tộc và Tôn giáoBan Dân tộc + chức năng tôn giáo từ Sở Nội vụDoanh nghiệp hoạt động tại vùng dân tộc thiểu số, hoặc liên quan đến tôn giáo, cần lưu ý cơ quan mới tiếp nhận chính sách dân tộc, an sinh và tài trợ cộng đồng.
Sở Nông nghiệp và Môi trườngSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn + Sở Tài nguyên và Môi trường (định hướng theo CV 24)Doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp, khai thác tài nguyên hoặc sản xuất nông sản cần cập nhật quy định mới về quy hoạch, môi trường, phát triển bền vững.
Các sở ngành khác giữ nguyên tên gọiSở Y tế, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ, Thanh tra tỉnh, VP UBND tỉnhÍt thay đổi về đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn cần theo dõi hướng dẫn hành chính mới do tác động dây chuyền từ các sở ngành hợp nhất khác.

4. Ảnh hưởng của chính sách nhân sự sau sáp nhập sở ngành đến doanh nghiệp

Trong quá trình sắp xếp lại tổ chức hành chính các cấp theo định hướng tinh gọn bộ máy, Chính phủ đã ban hành loạt chính sách nhằm đảm bảo ổn định đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tránh xáo trộn ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Các chính sách này được quy định chi tiết trong các văn bản pháp lý mới nhất như sau:

4.1. Bảo lưu chế độ tiền lương và phụ cấp trong 6 tháng

Theo Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025, cán bộ, công chức, viên chức được sắp xếp vào đơn vị hành chính mới sẽ được giữ nguyên mức lương và phụ cấp chức vụ trong tối đa 6 tháng, kể từ thời điểm bộ máy mới chính thức đi vào vận hành. Sau thời gian này, chế độ sẽ được điều chỉnh theo vị trí công tác mới.
1.1. Tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
1.1.4. Chế độ, chính sách
Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp trong thời gian 06 tháng. Sau thời gian này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ phù hợp với quy định mới của pháp luật.

4.2. Tiêu chuẩn và hướng dẫn bố trí công chức cấp xã mới

Theo Công văn số 11/CV-BCĐ ngày 04/6/2025, việc bố trí, sắp xếp công chức tại các xã/phường sau sáp nhập phải đảm bảo đủ điều kiện về:
II. Đối với công chức cấp xã (gồm: Công chức giữ chức danh Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương và công chức chuyên môn, nghiệp vụ)
1. Tiêu chuẩn chung
1.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo
Có trình độ chuyên môn đại học trở lên cơ bản phù hợp lĩnh vực công tác của vị trí việc làm được bố trí hoặc có kinh nghiệm thực tiễn liên quan vị trí việc làm.
Việc giữ ổn định nhân sự hành chính giúp đảm bảo quy trình xử lý hồ sơ không bị gián đoạn, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công. Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tốt hơn khi thực hiện các thủ tục tại địa phương như đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng, điều chỉnh địa chỉ, ký xác nhận lao động hoặc hồ sơ pháp lý khác.

4.3. Chính sách tinh giản và tăng cường nhân sự

Sau_sap_nhap_so_nganh_doanh_nghiep_can_lam_gi
Chính sách tinh giản và tăng cường nhân sự
Theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP, Nhà nước quy định:
  • Hỗ trợ nghỉ hưu sớm, thôi việc có chính sách
  • Điều động tối thiểu 2 cán bộ cấp tỉnh về tăng cường cho xã/phường mới
Việc bổ sung nhân lực chất lượng cao giúp tăng tốc độ xử lý thủ tục hành chính, đặc biệt trong giai đoạn doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở, hoặc chuyển đổi giấy phép sau sáp nhập địa giới hành chính.

4.4. Cơ chế ưu tiên nhân sự lãnh đạo và phân quyền địa phương

Theo Công văn số 3308/BNV-CCVC ngày 05/6/2025, địa phương được:
  • Chủ động lựa chọn cán bộ có năng lực, tư duy cải cách giữ chức danh lãnh đạo cấp xã
  • Đề xuất mô hình phân cấp, phân quyền phù hợp với đặc thù địa phương
Chính quyền cấp xã có năng lực và quyền chủ động cao hơn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết thủ tục nhanh hơn, linh hoạt hơn, đồng thời tiếp cận thông tin và chính sách địa phương rõ ràng hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực đất đai, môi trường và đầu tư kinh doanh.

4.5. Ổn định đầu mối và đảm bảo chất lượng dịch vụ hành chính

Các chính sách nhân sự hành chính nêu trên không chỉ giúp ổn định nội bộ cơ quan nhà nước mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Khi bộ máy hành chính vận hành ổn định, doanh nghiệp có thể yên tâm thực hiện các thủ tục như đăng ký kinh doanh, xin cấp phép, hoặc xử lý hồ sơ thuế – mà không gặp gián đoạn về đầu mối tiếp nhận, thời gian xử lý hay chất lượng hướng dẫn từ cán bộ công chức.

5. Doanh nghiệp cần làm gì để thích nghi sau sáp nhập sở ngành?

Chinh_sach_tinh_gian_va_tang_cuong_nhan_su
Sau sáp nhập sở ngành doanh nghiệp cần làm gì?
Trước những thay đổi lớn trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, doanh nghiệp không nên chỉ thụ động chờ chính sách mới mà cần chủ động thích nghi, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và nắm bắt cơ hội từ hệ thống vận hành mới. Dưới đây là những việc doanh nghiệp nên triển khai:

5.1. Chủ động cập nhật thông tin pháp lý mới

Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn từ Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, v.v. Việc cập nhật kịp thời giúp doanh nghiệp tránh vi phạm quy định, đặc biệt liên quan đến đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chính sách thuế, đầu tư hoặc cấp phép kinh doanh.

5.2. Nắm rõ cơ cấu tổ chức và chức năng mới của sở ngành

Sau khi các sở, bộ sáp nhập hoặc thay đổi chức năng, doanh nghiệp cần xác định đúng đơn vị có thẩm quyền giải quyết thủ tục để tránh gửi sai nơi hoặc kéo dài thời gian xử lý. Đối với các doanh nghiệp có nhiều hồ sơ liên ngành, việc hiểu rõ mô hình sở ngành mới là điều đặc biệt quan trọng.

5.3. Rà soát lại quy trình nội bộ và hồ sơ pháp lý

Các bộ phận pháp chế, hành chính – nhân sự cần kiểm tra và cập nhật:
  • Địa chỉ pháp lý trong hồ sơ đăng ký kinh doanh
  • Quy trình xin cấp phép, điều chỉnh giấy tờ nội bộ
  • Mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ở cấp xã, huyện, tỉnh
Việc rà soát giúp doanh nghiệp tránh rủi ro khi thay đổi địa giới hành chính hoặc cơ quan quản lý chuyển đầu mối tiếp nhận hồ sơ.

5.4. Tăng cường tham gia đối thoại chính sách

Doanh nghiệp nên tích cực tham dự các hội nghị đối thoại, tọa đàm, diễn đàn chính sách do chính quyền tổ chức. Đây là cơ hội để:
  • Nắm bắt định hướng pháp lý và quy trình mới
  • Kết nối với cán bộ đầu mối phụ trách
  • Gửi phản ánh, kiến nghị chính thức về các bất cập trong triển khai thực tế

Kết luận

Quá trình sáp nhập sở ngành là bước đi chiến lược nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Mặc dù có thể có những thách thức ban đầu trong việc thích nghi, về dài hạn, một bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả sẽ tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển bền vững. Nấu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan về việc sáp nhập sở ngành, hãy liên hệ Thành lập công ty giá rẻ ngay để được hỗ trợ nhé.
Tác giả: Hoàng Phúc

Viết bình luận

Ảnh đại diện
Tối đa: 1500 ký tự

Bình luận (0)

Các bài viết liên quan