Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu và là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, chính phủ và xã hội. Với mục tiêu trở thành quốc gia số vào năm 2030, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số toàn diện trên mọi lĩnh vực.
1. Chuyển đổi số là gì?
1.1 Định nghĩa
Theo Cục Chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số là quá trình phát triển chính quyền số để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phát triển kinh tế số nhằm nâng cao đời sống vật chất, và phát triển xã hội số hướng tới mục tiêu mang lại hạnh phúc cho người dân.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, chuyển đổi số là chuyển mọi hoạt động lên môi trường số, là số hoá thế giới thực tạo thành một không gian mới - không gian số, cung cấp nền tảng kỹ thuật số, công cụ số, dữ liệu số và khả năng kết nối số để tăng tốc và mở rộng quy mô ứng dụng KHCN và ĐMST. Chuyển đổi số tạo ra không gian số - đất dụng võ mới, môi trường lý tưởng cho KHCN và ĐMST, thuận lợi đến mức các cá nhân cũng có thể ứng dụng KHCN để tham gia ĐMST. Như chúng ta thấy, công nghệ hiện nay chủ yếu là công nghệ số, hoặc dựa trên công nghệ số, ĐMST hiện nay thì cũng chủ yếu là ĐMST số. Chuyển đổi số tạo ra môi trường và công cụ để hiện thực hoá nhanh chóng các ý tưởng, giải pháp ĐMST.
Như vậy, chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình sử dụng công nghệ số để cải thiện hoặc thay đổi toàn bộ các khía cạnh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, từ quy trình sản xuất, cách thức hoạt động kinh doanh đến việc cung cấp dịch vụ và cách tương tác với khách hàng.
1.2 Điểm khác biệt giữa số hóa và chuyển đổi số
Số hóa (Digitizing): Là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng tương tự (analog) sang dạng số (digital), như chuyển tài liệu giấy thành file điện tử.
Chuyển đổi số: Là việc khai thác toàn bộ dữ liệu đã được số hóa, áp dụng công nghệ phân tích để tạo ra những giá trị mới cho tổ chức.
2. Các cấp độ chuyển đổi số
6 mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp
Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành các cấp độ cụ thể như sau:
a) Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;
b) Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;
c) Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;
d) Mức 3 - Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số;
đ) Mức 4 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số;
e) Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.
Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp chưa có hoặc gần như không có hoạt động chuyển đổi số.
Mức 1 – Khởi động: Bắt đầu nhận thức về chuyển đổi số, triển khai một số hoạt động rời rạc.
Mức 2 – Bắt đầu: Có kế hoạch và bước đầu ứng dụng công nghệ số trong từng trụ cột, mang lại lợi ích ban đầu.
Mức 3 – Hình thành: Các hoạt động chuyển đổi được thực hiện đồng bộ, hình thành mô hình doanh nghiệp số cơ bản.
Mức 4 – Nâng cao: Doanh nghiệp số hóa sâu rộng, tối ưu hóa quy trình và mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu.
Mức 5 – Dẫn dắt: Trở thành doanh nghiệp số toàn diện, dẫn đầu ngành, tạo lập hệ sinh thái số.
3. Lợi ích của chuyển đổi số
3.1 Đối với doanh nghiệp
Tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả
Tự động hóa quy trình giúp giảm chi phí vận hành: Ví dụ, sử dụng phần mềm kế toán tự động thay vì làm sổ sách thủ công giúp tiết kiệm thời gian và giảm nhân sự.
Tối ưu hóa nhân lực và tài nguyên: Doanh nghiệp dùng phần mềm quản lý nhân sự (HRM) để phân bổ công việc hợp lý.
Rút ngắn thời gian xử lý công việc: Ví dụ, hệ thống quản lý đơn hàng tự động xử lý yêu cầu khách hàng thay vì thao tác tay.
Nâng cao khả năng cạnh tranh
Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Cửa hàng sử dụng chatbot trả lời tự động giúp phản hồi khách nhanh hơn.
Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Ứng dụng giao hàng cho phép khách hàng theo dõi đơn hàng trực tiếp.
Tạo ra mô hình kinh doanh mới: Nhiều quán ăn chuyển sang bán hàng qua app như GrabFood, ShopeeFood.
Ra quyết định dựa trên dữ liệu
Phân tích dữ liệu khách hàng chính xác: Website thương mại điện tử dùng Google Analytics để hiểu hành vi khách truy cập.
Dự báo xu hướng thị trường: Công ty thời trang theo dõi xu hướng tìm kiếm để đưa ra bộ sưu tập mới.
Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp nhỏ sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để xem sản phẩm nào bán chạy, từ đó đầu tư phù hợp.
3.2 Đối với chính phủ
3.3 Đối với xã hội
4. Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam
Chuyển đổi số tại Việt Nam năm 2025 được xác định là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế số, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.
Chủ đề năm 2025:
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó xác định chuyển đổi số là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế số, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Điều 1. Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
4.1 Định hướng chiến lược
II. MỤC TIÊU CƠ BẢN
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể như sau.
1. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
a) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Kinh tế số chiếm 20% GDP;
Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;
Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;
Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;
Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
a) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp;
70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Kinh tế số chiếm 30% GDP;
Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;
Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%;
Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang;
Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;
Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;
Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Đến năm 2025:
Kinh tế số chiếm 20% GDP, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 80%, 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối đồng bộ.
Việt Nam thuộc top 70 về chính phủ điện tử, top 50 về công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo và năng lực cạnh tranh.
50% hoạt động kiểm tra thực hiện qua môi trường số, phổ cập mạng di động 4G/5G toàn quốc, 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử.
Đến năm 2030:
Kinh tế số chiếm 30% GDP, 80% giao dịch không tiền mặt, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên thiết bị di động.
Hạ tầng số hiện đại, làm chủ công nghệ AI, Big Data, IoT, Blockchain, 6G, điện toán đám mây, công nghệ lượng tử và bán dẫn.
Việt Nam vào top 30 toàn cầu về đổi mới sáng tạo, top 50 về chính phủ điện tử và an ninh mạng.
4.2 Trọng tâm công nghệ năm 2025:
Trọng tâm công nghệ năm 2025
AI tạo sinh (Generative AI): Tạo nội dung, cá nhân hoá dịch vụ, tối ưu sản xuất
AIoT: Kết hợp trí tuệ nhân tạo và thiết bị kết nối để giám sát thông minh
Blockchain: Áp dụng hợp đồng thông minh, đảm bảo minh bạch và an toàn
Edge Computing: Phân tích dữ liệu tại chỗ, giảm độ trễ
AR/VR & Metaverse: Ứng dụng trong đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, thương mại
4.3 Xu hướng nổi bật:
No-code/Low-code: Phát triển ứng dụng nhanh chóng, phù hợp SME
Hybrid working: Làm việc kết hợp tại văn phòng và từ xa, đòi hỏi hạ tầng số mạnh
Twin transformation: Đồng thời chuyển đổi số và xanh, tối ưu hoá năng lượng
Phát triển xã hội số: Phổ cập internet đến mọi vùng, nâng cao kỹ năng số, thúc đẩy kinh tế toàn dân
An toàn thông tin: Đầu tư bảo mật, dữ liệu cá nhân, chuẩn an ninh mạng theo tiêu chuẩn quốc tế
5. Những thách thức doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện chuyển đổi số
5.1 Thách thức về nguồn lực
Chi phí đầu tư cao
Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin tốn kém
Chi phí bảo mật, an toàn dữ liệu
Ngân sách cho đào tạo nhân viên
Thiếu nhân lực chuyên môn
Thiếu nhân sự có kiến thức về cả kinh doanh và công nghệ
Khó tìm chuyên gia dẫn dắt chuyển đổi số
Cần đầu tư thời gian đào tạo đội ngũ hiện tại
5.2 Thách thức về tổ chức
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Thói quen làm việc truyền thống khó thay đổi
Sự kháng cự của nhân viên đối với công nghệ mới
Cần thời gian để thích nghi với quy trình mới
Quản lý thay đổi
Doanh nghiệp lớn với cơ cấu phức tạp khó triển khai
Cần sự cam kết từ ban lãnh đạo
Phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận
5.3 Thách thức về công nghệ
Tích hợp hệ thống
Bảo mật và an toàn dữ liệu
5.4 Thách thức về chiến lược
Thiếu lộ trình rõ ràng
Không xác định được ưu tiên chuyển đổi
Triển khai rời rạc, không đồng bộ
Khó đo lường hiệu quả đầu tư
Lựa chọn giải pháp phù hợp
Quá nhiều lựa chọn trên thị trường
Thiếu thông tin để đánh giá nhà cung cấp
Nguy cơ chọn sai công nghệ
6. Câu hỏi thường gặp
6.1 Chuyển đổi số có phù hợp với doanh nghiệp nhỏ không?
Có, chuyển đổi số phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ có thể bắt đầu với những bước đơn giản như:
Sử dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM)
Áp dụng thanh toán điện tử
Xây dựng website, bán hàng online
Sử dụng nền tảng No-Code để tạo ứng dụng
6.2 Chuyển đổi số có thay thế nhân viên không?
Không, mục đích của chuyển đổi số là hỗ trợ con người làm việc hiệu quả hơn, không phải thay thế. Công nghệ giúp:
Tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại
Giải phóng thời gian cho nhân viên tập trung vào công việc sáng tạo
Nâng cao kỹ năng và năng lực làm việc
6.3 Thời gian thực hiện chuyển đổi số là bao lâu?
Thời gian chuyển đổi số phụ thuộc vào:
Thông thường, quá trình chuyển đổi cơ bản mất từ 6-18 tháng, trong khi chuyển đổi toàn diện có thể kéo dài 2-5 năm.
6.4 Chi phí chuyển đổi số như thế nào?
Chi phí chuyển đổi số bao gồm:
Chi phí công nghệ: Phần mềm, phần cứng, hạ tầng
Chi phí nhân sự: Đào tạo, tuyển dụng chuyên gia
Chi phí tư vấn: Thuê đối tác triển khai
Chi phí vận hành: Bảo trì, nâng cấp hệ thống
Doanh nghiệp nên bắt đầu với ngân sách vừa phải, ưu tiên các giải pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng.
6.5 Làm thế nào để đảm bảo bảo mật trong chuyển đổi số?
Để đảm bảo bảo mật, doanh nghiệp cần:
Xây dựng chính sách bảo mật rõ ràng
Đầu tư hệ thống bảo mật đa lớp
Đào tạo nhân viên về an toàn thông tin
Thường xuyên kiểm tra, cập nhật bảo mật
Backup dữ liệu định kỳ
6.6 Các công nghệ nào quan trọng nhất trong chuyển đổi số?
Các công nghệ nào quan trọng nhất trong chuyển đổi số
Các công nghệ cốt lõi bao gồm:
Cloud Computing: Hạ tầng linh hoạt, tiết kiệm chi phí
Big Data & Analytics: Phân tích dữ liệu để ra quyết định
AI & Machine Learning: Tự động hóa và tối ưu quy trình
IoT: Kết nối thiết bị, thu thập dữ liệu
Blockchain: Đảm bảo an toàn, minh bạch
Kết luận
Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều kiện cần thiết để doanh nghiệp và tổ chức tồn tại, phát triển trong kỷ nguyên số. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và tiến bộ vượt bậc của công nghệ, năm 2025 hứa hẹn sẽ là năm bứt phá của chuyển đổi số tại Việt Nam. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược rõ ràng, đầu tư đúng mức và kiên trì thực hiện để gặt hái thành công từ quá trình chuyển đổi số này.