Quy định về kích thước bảng hiệu ngang công ty mới nhất

Quy định biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà, biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01m x 4m, không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. Bài viết đề cập đến các quy định về nội dung bắt buộc trên biển hiệu, vị trí lắp đặt, và mức phạt nếu vi phạm.

Quy định về kích thước bảng hiệu ngang công ty mới nhất

NỘI DUNG

Giới thiệu

Khi thành lập doanh nghiệp, việc treo bảng hiệu tại trụ sở là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định về kích thước bảng hiệu ngang, nội dung bắt buộc trên biển hiệu và các mức xử phạt nếu vi phạm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật quy định mới nhất về bảng hiệu công ty, từ nội dung, vị trí treo đến các lưu ý khi thiết kế và lắp đặt bảng hiệu đúng chuẩn, tránh rủi ro pháp lý, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp ngay từ những bước đầu.

1. Bảng hiệu, bảng tên công ty là gì?

Bảng hiệu (hay bảng tên công ty) là vật dụng dùng để hiển thị thông tin cơ bản của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Đây là một phần quan trọng giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, đồng thời thể hiện sự hiện diện hợp pháp của doanh nghiệp tại địa điểm đăng ký kinh doanh.
Theo điều 37 Luật Doanh Nghiệp số 59/2020/QH14, quy định về biển hiệu công ty:
Điều 37. Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

2. Tại sao phải treo bảng tên công ty?

Tại sao phải treo bảng tên công ty? - Kích thước bảng hiệu ngang
Việc treo bảng tên công ty là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Cụ thể:

2.1. Là căn cứ xác định địa điểm kinh doanh hợp pháp

Cơ quan thuế, công an khu vực và các cơ quan chức năng thường dựa vào bảng hiệu để xác minh sự hiện diện thực tế của doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. Nếu không treo bảng hiệu, doanh nghiệp có thể bị xem là không hoạt động tại địa chỉ đăng ký, dẫn đến rủi ro bị xử phạt hành chính hoặc bị đóng mã số thuế.

2.2. Tránh bị xử phạt hành chính

Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp không treo bảng tên tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng. Đây là mức phạt tương đối cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận hành của doanh nghiệp, đặc biệt là với các startup và doanh nghiệp nhỏ.

2.3. Góp phần xây dựng hình ảnh và độ tin cậy

Bảng tên công ty giúp:
  • Tạo ấn tượng chuyên nghiệp khi khách hàng, đối tác đến giao dịch.
  • Tăng độ tin tưởng đối với người mua hàng, đặc biệt với các mô hình kinh doanh tại nhà hoặc văn phòng nhỏ.
  • Là một phần trong bộ nhận diện thương hiệu, thể hiện sự nghiêm túc và chính danh của doanh nghiệp trên thị trường.

2.4. Hỗ trợ quá trình kiểm tra, tiếp nhận thư từ, hàng hóa

Việc treo bảng hiệu công ty giúp các đơn vị vận chuyển, bưu điện, hoặc khách hàng dễ dàng nhận biết và tìm đúng địa điểm khi gửi thư, hàng hóa hoặc đến làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp bán hàng online, thương mại điện tử hoặc logistics.

3. Các quy định về nội dung biển hiệu? Kích thước bảng hiệu công ty?

3.1. Nội dung trên biển hiệu

Nội dung trên biển hiệu - Kích thước bảng hiệu ngang
Theo Điều 34 Luật Quảng Cáo 2012 quy định về biển hiệu như sau:
Điều 34. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
Biển hiệu phải có các nội dung sau:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại.
Như vậy, nội dung biển hiệu công ty bắt buộc phải thể hiện rõ các thông tin cơ bản sau:
  • Tên doanh nghiệp: Ghi đúng và đầy đủ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Địa chỉ trụ sở chính hoặc chi nhánh/văn phòng đại diện.
  • Mã số thuế doanh nghiệp
  • Ngành nghề kinh doanh chính: không bắt buộc, nhưng khuyến khích thể hiện nếu muốn khách hàng dễ nhận biết.
  • Thông tin liên hệ như số điện thoại, email, website: không bắt buộc nhưng nên có để tăng tính chuyên nghiệp.
Một số lưu ý quan trọng:
  • Ngôn ngữ sử dụng: Bảng hiệu phải sử dụng tiếng Việt. Trường hợp sử dụng thêm tiếng nước ngoài, thì phải đặt bên dưới và nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
  • Không được sử dụng tên viết tắt một cách tùy tiện hoặc sử dụng hình ảnh, biểu tượng vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục.
  • Không được ghi thiếu, sai tên doanh nghiệp, hoặc sử dụng logo không đăng ký gây hiểu nhầm với doanh nghiệp khác.

3.2. Kích thước bảng hiệu công ty

Kích thước bảng hiệu công ty ngang
Theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012, quy định về kích thước bảng hiệu như sau:
Điều 34. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
  1. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Đối với bảng hiệu ngang:
  • Chiều cao tối đa: 2 mét.
  • Chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nơi đặt biển hiệu.
Đối với bảng hiệu dọc:
  • Chiều ngang tối đa: 1 mét.
  • Chiều cao tối đa: 4 mét, nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Ngoài quy định chung nêu trên, một số địa phương áp dụng thêm tiêu chuẩn cụ thể về diện tích và vị trí bảng hiệu:
  • Bảng hiệu ngang:
    • Chiều ngang tối đa: 1,2 mét.
    • Chiều cao tối đa: 0,9 mét.
  • Bảng hiệu dọc:
    • Chiều ngang tối đa: 0,6 mét.
    • Chiều cao tối đa: 4 mét.
Lưu ý: Một số quận/huyện, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội… có thể áp dụng quy định riêng. Do đó, doanh nghiệp nên liên hệ UBND hoặc Phòng Văn hóa Thông tin cấp quận/huyện nơi đặt trụ sở để được hướng dẫn cụ thể.

4. Treo bảng tên công ty ở đâu? Vị trí đặt bảng hiệu công ty?

4.1. Treo bảng tên công ty ở đâu?

Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, bảng hiệu công ty phải được đặt tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước. Cụ thể:
  • Trụ sở chính: Bắt buộc phải treo bảng hiệu để xác định địa điểm giao dịch của doanh nghiệp.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: Cũng phải có bảng tên riêng, ghi rõ thông tin phân biệt với trụ sở chính.

4.2. Vị trí đặt bảng hiệu công ty như thế nào?

Theo Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định;
Điều 23. Mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu
  1. Vị trí biển hiệu:
Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
Bảng hiệu cần được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, rõ ràng, không vi phạm các quy định về an toàn công trình và mỹ quan đô thị. Một số lưu ý cụ thể:
  • Gắn tại mặt tiền của toà nhà, văn phòng hoặc mặt bằng kinh doanh nơi đặt trụ sở.
  • Đặt ngay trước cửa ra vào hoặc khu vực dễ nhận diện, có thể lắp trên tường, cổng, hoặc trụ đứng.
  • Nếu công ty hoạt động tại nhà riêng, bảng hiệu cần được lắp đặt cố định ở vị trí mặt tiền nhà, không treo tạm bợ hoặc che khuất tầm nhìn.
  • Không được đặt bảng hiệu tại vỉa hè, lòng đường, hoặc vị trí ảnh hưởng đến biển báo giao thông.

4.3. Một số lưu ý khi treo bảng hiệu công ty

  • Chỉ nên treo bảng hiệu sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo nội dung đúng pháp lý.
  • Cần thiết kế bảng hiệu đúng kích thước theo quy định, đặc biệt là kích thước bảng hiệu ngang phải phù hợp với mặt tiền, không vượt chuẩn quy định.
  • Nếu có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động tại một địa chỉ (văn phòng chia sẻ, toà nhà...), nên phân chia rõ vị trí treo bảng tên riêng biệt, tránh trùng lắp hoặc gây hiểu nhầm.
5. Các mức phạt trong vấn đề treo biển hiệu công ty không đúng quy định

5.1. Treo biển hiệu công ty không đúng kích thước bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, quy định về hành vi treo biển hiệu không đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 15.000.000 đồng, cụ thể:
Điều 48. Vi phạm quy định về biển hiệu
  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

5.2. Không treo bảng tên công ty bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 52 Nghị định 122/2021 /NĐ-CP quy định về việc không treo bảng hiệu có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng, cụ thể:
Điều 52. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

5.3. Treo biển hiệu sai nội dung hoặc sai vị trí bị phạt như thế nào?

Theo Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, treo biển hiệu sai nội dung có thể bị phạt từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng, cụ thể:
Điều 48. Vi phạm quy định về biển hiệu
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;

5.4. Các hình thức xử lý bổ sung

Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm quy định về bảng hiệu công ty còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung như:
  • Buộc tháo dỡ bảng hiệu vi phạm: Áp dụng khi bảng hiệu sai vị trí, sai kích thước, sai nội dung, gây mất mỹ quan hoặc nguy hiểm.
  • Buộc bổ sung thông tin còn thiếu: Như tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, tên đơn vị thực hiện quảng cáo (nếu có).
  • Yêu cầu chỉnh sửa hoặc thiết kế lại bảng hiệu: Khi bảng hiệu không đúng quy định hoặc bị phản ánh vi phạm pháp luật.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1. Bảng tên công ty có được là tiếng Anh không?

Có, doanh nghiệp được phép sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ nước ngoài khác trên bảng tên công ty. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012, việc sử dụng tiếng nước ngoài phải tuân thủ:
  • Tiếng Việt phải là ngôn ngữ chính, đặt ở phía trên.
  • Chữ tiếng nước ngoài phải nhỏ hơn và đặt phía dưới chữ tiếng Việt.
  • Nội dung tiếng nước ngoài phải đúng nghĩa, không gây hiểu nhầm hoặc sai lệch thông tin.

6.2. Chi nhánh có cần treo bảng tên hay không?

Có. Theo quy định pháp luật, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bắt buộc phải treo bảng tên riêng tại địa chỉ đã đăng ký.
Bảng tên chi nhánh phải thể hiện đầy đủ các thông tin:
  • Tên chi nhánh theo đúng giấy đăng ký hoạt động.
  • Địa chỉ chi nhánh.
  • Mã số thuế (nếu có).
  • Tên doanh nghiệp chủ quản (ghi rõ là chi nhánh của công ty nào).

6.3. Bảng tên điện tử có được hay không?

  • Được phép, miễn là nội dung đúng quy định: tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế...
  • Không sử dụng âm thanh, ánh sáng gây chói, ảnh hưởng an toàn giao thông.
  • Nếu bảng điện tử có quảng cáo, phải đăng ký nội dung với cơ quan chức năng.

6.4. Có thể treo nhiều bảng hiệu ở một địa điểm không?

Có, doanh nghiệp được phép treo nhiều bảng hiệu tại cùng một địa điểm, miễn là:
  • Không vượt quá kích thước quy định (đặc biệt là kích thước bảng hiệu ngang và dọc).
  • Không che khuất lối đi, biển báo, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
  • Mỗi bảng hiệu đều có nội dung rõ ràng, đúng quy định.
Việc tuân thủ đúng kích thước bảng hiệu ngang, nội dung và vị trí treo bảng hiệu công ty là trách nhiệm của doanh nghiệp để tránh bị xử phạt và khẳng định sự hiện diện hợp pháp trên thị trường. Nếu bạn đang chuẩn bị thành lập công ty hoặc cần tư vấn cụ thể hơn, Thành lập công ty giá rẻ luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Tác giả: Tuyết Nhung

Viết bình luận

Tối đa: 1500 ký tự

Bình luận (0)