Giới thiệu
Lệ phí môn bài là khoản thu bắt buộc hàng năm mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Việc hạch toán thuế môn bài đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo minh bạch trong báo cáo tài chính.
Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế môn bài 2025 theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC chính xác và đúng quy định.
1. Thuế môn bài là gì?
Trước đây, lệ phí môn bài từng được gọi là thuế môn bài theo
Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp 1983. Khi đó, thuế môn bài được xem là một loại thuế kinh doanh mà cả tổ chức và cá nhân hoạt động thương mại đều phải nộp. Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2017, khi
Luật Phí và lệ phí năm 2015 có hiệu lực. có hiệu lực, thuế môn bài chính thức đổi tên thành lệ phí môn bài.
Điều 8. Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
- Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo năm, bao gồm:
a) Lệ phí môn bài.
Như vậy, lệ phí môn bài là khoản thu bắt buộc hàng năm mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải nộp vào ngân sách Nhà nước, dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu. Khoản thu này được khai và nộp một lần vào đầu năm theo quy định của pháp luật.
2. Thuế môn bài hạch toán vào tài khoản nào?
- Tài khoản 3338 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác (chi tiết lệ phí môn bài).
- Tài khoản 6425 – Chi phí thuế, phí và lệ phí (trong trường hợp thuế môn bài là chi phí được tính vào kết quả kinh doanh.
Hạch toán thuế môn bài bài vào tài khoản nào?
3. Cách hạch toán thuế môn bài năm 2025
3.1 Xác định số tiền lệ phí môn bài phải nộp
Mỗi doanh nghiệp cần xác định số tiền lệ phí môn bài phải nộp hàng năm dựa trên vốn điều lệ ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Mức đóng được quy định tại
Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:
Đối tượng | Mức lệ phí (VNĐ/năm) |
Doanh nghiệp có vốn > 10 tỷ | 3,000,000 |
Doanh nghiệp có vốn ≤ 10 tỷ | 2,000,000 |
Chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh | 1,000,000 |
Hộ kinh doanh, cá nhân KD có doanh thu > 500 triệu/năm | 1,000,000 |
Hộ kinh doanh, cá nhân KD có doanh thu 300 - 500 triệu/năm | 500,000 |
Hộ kinh doanh, cá nhân KD có doanh thu 100 - 300 triệu/năm | 300,000 |
Mức lệ phí môn bài phải nộp - Hạch toán thuế môn bài
3.2 Hạch toán lệ phí môn bài phải nộp vào chi phí
Hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Do đó, khi hạch toán lệ phí môn bài, doanh nghiệp có thể sử dụng TK 33382 (theo chế độ kế toán) hoặc TK 3339 (theo quy định mới) đều được.
3.3 Hạch toán số tiền lệ phí môn bài đã nộp vào ngân sách Nhà nước
Sau khi nộp lệ phí môn bài vào ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp sẽ hạch toán như sau:
Hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Hạch toán thuế môn bài khi nộp tờ khai
Hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền vào ngân sách
Hạch toán tiền chậm nộp thuế môn bài 2025
3.4 Bảng tổng hợp cách hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC
Trường hợp | Tài khoản hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC | Tài khoản hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC |
Hạch toán lệ phí môn bài phải nộp | - Nợ TK 6425 – Chi phí thuế, phí, lệ phí | - Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp |
- Có TK 3338 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác | - Có TK 3338 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác |
Hạch toán khi lập tờ khai (chưa nộp tiền) | - Nợ TK 6425 – Chi phí thuế, phí, lệ phí | - Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp |
- Có TK 3338 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác | - Có TK 3338 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác |
Hạch toán khi nộp tiền vào ngân sách | - Nợ TK 3338 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác | - Nợ TK 3338 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác |
- Có TK 111, 112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng | - Có TK 111, 112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng |
Hạch toán tiền chậm nộp thuế môn bài | - Nợ TK 811 – Chi phí khác | - Nợ TK 811 – Chi phí khác |
- Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác | - Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác |
Hạch toán khi nộp tiền phạt chậm nộp vào ngân sách | - Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác | - Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác |
- Có TK 111, 112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng | - Có TK 111, 112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng |
Cách hạch toán thuế môn bài
4. Quy định về hạch toán thuế môn bài
4.1 Đối tượng phải nộp thuế môn bài
Các đối tượng phải nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 2
Nghị định 139/2016/NĐ-CP:
Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4.2 Đối tượng được miễn thuế môn bài
Đối tượng được miễn thuế môn bài - Hạch toán thuế môn bài
4.3 Mức thu lệ phí môn bài
Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
- Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
4.4 Thời hạn đóng lệ phí môn bài là khi nào?
- Lệ phí môn bài:
a) Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
b) Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
b.1) Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn.
b.2) Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
c.1) Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động.
c.2) Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.
Như vậy, thời gian nộp phí môn bài được quy định cụ thể:
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chung: Chậm nhất ngày 30/01 hàng năm.
Doanh nghiệp mới thành lập hoặc có thay đổi về vốn:
- Nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc thay đổi vốn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (sau khi hết thời gian miễn lệ phí môn bài 3 năm):
- Kết thúc miễn trong 6 tháng đầu năm: Nộp chậm nhất ngày 30/07 năm kết thúc miễn.
- Kết thúc miễn trong 6 tháng cuối năm: Nộp chậm nhất ngày 30/01 năm sau.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng và hoạt động trở lại:
- Hoạt động lại trong 6 tháng đầu năm: Nộp chậm nhất ngày 30/07 năm hoạt động lại.
- Hoạt động lại trong 6 tháng cuối năm: Nộp chậm nhất ngày 30/01 năm sau.
5. Hướng dẫn cách nộp tờ khai thuế môn bài online
5.1 Nộp Online
Bước 1: Truy cập vào trang Thuế điện tử và đăng nhập bằng tài khoản doanh nghiệp
Giao diện đăng nhập tài khoản Thuế điện tử - Hạch toán thuế môn bài
Bước 2: Chọn ngân hàng
Sau khi đăng nhập vào tài khoản bạn chọn mục Nộp thuế sau đó chọn mục Ngân hàng rồi bấm Tiếp tục
Chọn ngân hàng nộp thuế môn bài - Hạch toán thuế môn bài
Bước 3: Điền thông tin cần nộp
- Loại tiền sẽ chọn là VND
- Ngân hàng ủy nhiệm thu: Có thể chọn bất kỳ ngân hàng tuy nhiên nên chọn cùng hệ thống ngân hàng.
Giao diện điền thông tin - Hạch toán thuế môn bài
- Người nộp thuế kéo xuống nội dung cuối và click chọn Kỳ thuế sau đó chọn Nộp thuế theo năm và điền ô 00/CN/2025
Giao diện điền thông tin - Hạch toán thuế môn bài
- Chọn Nội dung các khoản nộp NSNN => Tìm chọn Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh
Giao diện điền thông tin - Hạch toán thuế môn bài
- Sau đó dựa vào bậc thuế môn bài tương ứng => Điền số tiền phải nộp tương ứng, ví dụ bậc 2 sẽ điền 2.000.000 đồng => Nhập vào ô Ghi chú: "Nộp tiền lệ phí môn bài 2025"
Bước 4: Ký số và nộp
Lúc này doanh nghiệp chọn Hoàn thành và kiểm tra lại thông tin rồi Chọn Ký và nộp
5.2 Nộp tại ngân hàng
- Đến ngân hàng có liên kết với Kho bạc Nhà nước.
- Cung cấp thông tin doanh nghiệp, số tiền thuế phải nộp và hoàn tất giao dịch.
5.3 Nộp tại cơ quan thuế
- Áp dụng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Nộp trực tiếp tại chi cục thuế địa phương theo hướng dẫn của cán bộ thuế.
6. Lưu ý khi hạch toán lệ phí môn bài cho các doanh nghiệp
Xác định đúng tài khoản hạch toán
- TK 3338 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác: Ghi nhận số tiền lệ phí môn bài phải nộp.
- TK 6425 – Chi phí thuế, phí và lệ phí (Thông tư 200/2014/TT-BTC) hoặc TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Thông tư 133/2016/TT-BTC): Ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hạch toán kịp thời và chính xác
- Doanh nghiệp cần hạch toán lệ phí môn bài ngay khi lập tờ khai và ghi nhận chi phí vào đúng kỳ kế toán để tránh sai sót khi quyết toán thuế.
Nộp lệ phí đúng hạn
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài là chậm nhất ngày 30/01 hàng năm để tránh bị xử phạt.
- Doanh nghiệp mới thành lập cần nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài trước ngày 30/01 năm sau.
Cập nhật thay đổi về vốn điều lệ
- Nếu có thay đổi về vốn điều lệ/vốn đầu tư trong năm, doanh nghiệp cần cập nhật mức lệ phí môn bài theo quy định và hạch toán bổ sung nếu cần.
Lưu trữ đầy đủ chứng từ kế toán
- Hồ sơ khai lệ phí môn bài, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước và các chứng từ liên quan cần được lưu trữ đầy đủ để phục vụ cho công tác kiểm tra, quyết toán thuế.
Xác định đúng đối tượng miễn giảm
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu. Khi hết thời gian miễn, cần xác định đúng thời điểm để nộp thuế theo quy định.
- Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng cuối năm chỉ phải nộp 50% lệ phí môn bài.
Sử dụng đúng tài khoản thanh toán
- Khi nộp lệ phí môn bài qua ngân hàng, cần ghi nhận vào TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
- Nếu nộp bằng tiền mặt, sử dụng TK 1111 – Tiền mặt để hạch toán.
Việc hạch toán lệ phí môn bài đúng quy định giúp doanh nghiệp tránh sai sót, đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh bị xử phạt. Doanh nghiệp cần theo dõi thời hạn nộp, cập nhật thay đổi về vốn và lưu trữ chứng từ đầy đủ để đảm bảo quá trình kế toán minh bạch, chính xác.